06/12/2017 - 4814 lượt xem
Trong khuôn khổ Dự án Cải cách kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ),Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo "Điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam" vào ngày 30/11/2017. Hội thảo do PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì.
Ảnh: PGS. TS. Trần Kim Chung, phó viện trưởng Viện NCQLKTTW, chủ trì Hội thảo
Tại Hội thảo, TS Nguyễn Hữu Thọ, Phó trưởng ban phụ trách Ban nghiên cứu Chính sách phát triển nông thôn, CIEM, thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo “Điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm quan trọng trong sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam là tính chất phân tán, nhỏ lẻ, tiềm năng cung của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp có biến động lớn: số hộ sử dụng đất nông lâm thủy sản (NLTS) sau 5 năm đã giảm khoảng 1 triệu hộ; nhu cầu đất ở của hộ NLTS cũng giảm.
Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu cho thấy, cản trở lớn nhất đối với người mua, thuê thêm đất là thời gian sử dụng đất ngắn; quy hoạch đang hạn chế cây trồng; thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, tốn phí và hạn điền thấp. Để tăng tính linh hoạt, tạo điều kiện phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các nghiên cứu viên đã đưa ra nhiều kiến nghị về hình thức giao, cho thuê đất, thu thuế nông nghiệp sau năm 2020, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …
Ảnh: Các chuyên gia bình luận, góp ý hoàn thiện Báo cáo
Để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển lành mạnh, các chuyên gia tham gia Hội thảo cũng đã đưa ra nhiều bình luận và khuyến nghị: quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hai hướng ‘cứng’ và ‘mềm’, theo đó, ‘cứng’ là không được phép chuyển đổi và ‘mềm’ là cho phép chuyển đổi; trong quá trình xây dựng quy hoạch, cần tính đến sự ổn định; công khai, minh bạch thông tin về đất đai, để mọi người dân đều nắm được; hoàn thiện chính sách đất đai, tạo hành lang pháp lý, cơ sở cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp từng bước phát triển; và hoàn thiện hạ tầng thông tin đất đai.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, CIEM.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)