28/11/2017 - 6084 lượt xem
Trong khuôn khổ Dự án Cải cách kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ qua Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức buổi Hội thảo: “Thực trạng cơ chế giá một số loại hình dịch vụ công có sự điều tiết của nhà nước ở Việt Nam”. Hội thảo do TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì.
Ảnh: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết hiện nay, nhà nước vẫn duy trì trợ giá cho một số loại hình dịch vụ công, giá cả dịch vụ chưa được xác định dựa trên cơ sở thị trường, và các đơn vị cung cấp dịch vụ công thiếu ngân sách cải thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Để giải quyết vấn đề này, kết quả của nhiều nghiên cứu đã khuyến nghị Nhà nước chỉ nên hỗ trợ và giảm giá đối với người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Với cơ chế, chính sách giá phù hợp, chất lượng của các dịch vụ công cũng sẽ được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hợp phần của Dự án GIZ-CIEM nghiên cứu về "Cơ chế, chính sách giá đối với một số loại hình dịch vụ công có sự điều tiết của nhà nước" đã lựa chọn, tập trung nghiên cứu hai loại dịch vụ công chính, gồm: Dịch vụ cấp thoát nước đô thị và Dịch vụ y tế.
Ảnh: Các chuyên gia trình bày Báo cáo và tham luận tại Hội thảo
Tại Hội thảo,đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày Báo cáo kết quả nghiên cứu "Thực trạng cơ chế giá một số loại hình dịch vụ công có sự điều tiết của nhà nước ở Việt Nam". Sau khi rà soát các nội dung như chính sách phí và giá của hai loại hình dịch vụ nêu trên trong thời gian gần đây ở Việt Nam, các hạn chế và vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các chính sách giá các dịch vụ này ở các địa phương, nhóm nghiên cứu đã đề xuất giải pháp khắc phục một số hạn chế và bất cập, cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực cấp thoát nước đô thị: áp dụng giá nước sạch theo qui luật thị trường, trong đó có sự tách bạch việc áp dụng chính sách xã hội bằng cách trợ cấp trực tiếp cho các đối tượng chính sách; Nhà nước tập trung kiểm soát độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực này; xác định các gói thầu dựa trên những căn cứ khoa học và theo địa bàn lưu vực để đảm bảo tính thống nhất của gói thầu; có các qui định về thời gian dài nhất để xử lý một công đoạn công việc của quá trình thẩm định để tránh cho các giá được phê duyệt lỗi thời so với thực tế; và bổ sung qui định về phương pháp xác định giá dịch vụ thoát nước ở các cụm công nghiệp, v.v.
- Trong lĩnh vực dịch vụ y tế: phân loại dịch vụ y tế 2 loại: hàng hóa công thuần túy do Nhà nước định giá và hàng hóa công không thuần túy do các đơn vị xác định giá theo các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức; áp dụng nguyên tắc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đối với các cơ sở y tế được Nhà nước đầu tư; giá thành dịch vụ y tế phải được tính dựa trên nguyên tắc hạch toán đầy đủ giữa các nguồn thu và các chi phí hợp lý; áp dụng chế độ hạch toán chi phí, tính đúng tính đủ chi phí vào giá thành dịch vụ như các cơ sở y tế ngoài công lập theo nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu quả cung ứng dịch vụ; xác định mức giá thu của người sử dụng dịch vụ theo bản chất của từng loại hình dịch vụ và khả năng nguồn thu của cơ sở y tế, v.v.
Tiếp theo, các chuyên gia đến từ Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng và từ Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã lần lượt trình bày tham luận “Định hướng chính sách quản lý phát triển cấp nước” và “Một số kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá dịch vụ y tế” để bổ sung thông tin tham khảo cho nhóm nghiên cứu và các đại biểu tham dự Hội thảo.
Ảnh: Các đại biểu phát biểu góp ý hoàn thiện Báo cáo Nghiên cứu
Ý kiến của các chuyên gia tham dự Hội thảo đều đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn của Nghiên cứu "Thực trạng cơ chế giá một số loại hình dịch vụ công có sự điều tiết của nhà nước ở Việt Nam". Đồng thời, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như cập nhật các thông tin mới về qui định của nhà nước đối với cơ chế giá của hai loại hình dịch vụ là đối tượng nghiên cứu.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh đề nghị nhóm Nghiên cứu tiếp thu những ý kiến góp ý và thảo luận tại Hội thảo để sớm hoàn thiên bản Báo cáo. TS. Tuệ Anh cũng bày tỏ mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc huy động nguồn lực cần thiết và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng yêu cầu phát triển đời sống xã hội.
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)