21/11/2017 - 6432 lượt xem
Ảnh: Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ đánh giá, Việt Nam có những lợi thế nhất định để đón bắt các cơ hội và lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhưng cuộc cách mạng này cũng đặt ra nhiều thách thức về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm cho Việt Nam. Phó Thủ tướng khẳng định, từ góc độ là một chính phủ kiến tạo, Chính phủ Việt Nam sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo cơ chế và xây dựng các chương trình hành động cần thiết; đầu tư, nâng cấp hạ tầng kết nối số; thúc đẩy số hóa trong lĩnh vực quản trị công…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Justin Wood - Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương (VEF) cho rằng, tác động của cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ tư sẽ làm thay đổi sự phát triển của công nghiệp hóa, sự cạnh tranh của giá thành lao động. Thị trường sẽ tập trung vào chất lượng của lao động thay vì giá thành lao động, từ đó thay đổi cách thức phát triển kinh tế trong tương lai
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Trong phiên hội thảo buổi sáng, Hội thảo tập trung thảo luận các phương pháp tiếp cận mới của WEF về đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia phục vụ tăng tưởng bao trùm và những đề xuất chính sách cho Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, đại diện nhóm nghiên cứu công bố kết quả Khảo sát về đánh giá những động lực thúc đẩy cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam, và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bao trùm của các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp SMEs, doanh nghiệp đa quốc gia MNCs, tập đoàn nhà nước.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM chủ trì phiên Hội thảo
Trong phiên Hội thảo buổi chiều, Hội thảo tiến hành thảo luận chuyên sâu cách tiếp cận mới của WEF về đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia, những điểm nghẽn về năng lực cạnh tranh của Việt Nam và kinh nghiệm các nước trong cải thiện các chỉ số. Phiên Hội thảo này do TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM chủ trì.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận thực trạng, cơ hội, thách thức và các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm phát triển bao trùm, trong đó nhiều ý kiến có giá trị về phát triển giáo dục, đào tạo, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ số.../.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)