25/10/2017 - 5984 lượt xem
Trong khuôn khổ Dự án Cải cách kinh tế vĩ mô và Hỗ trợ tăng trưởng xanh, do Chính phủ Đức tài trợ qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn: "Giải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng" vào ngày thứ 3 ngày 24/10/2017. Diễn đàn do TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và ông Henri Pierre Gebauer, trưởng nhóm chuyên gia của Dự án cải cách vĩ mô/tăng trưởng xanh, đồng chủ trì.
Ảnh: Các chuyên gia thảo luận tại Diễn đàn.
Trong một ngày làm việc liên tục, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, hoạch định chính sách đã thảo luận những giải pháp chính sách cho giai đoạn 2018-2020 nhằm thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam. Tại phiên buổi sáng với chủ đề “Tháo bỏ nút thắt tăng trưởng”, các diễn giả và các chuyên gia đã cùng trình bày và thảo luận về các nội dung: Chính sách tỷ giá linh hoạt nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, Giải pháp giảm chi phí logistic và Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung chia sẻ một số bình luận tại Diễn đàn
Tại phiên buổi chiều với chủ đề “Tạo động lực tăng trưởng mới”, diễn đàn tập trung vào các vấn đề: Đặc khu kinh tế - Thể chế vượt trội tạo động lực tăng trưởng, Giải pháp nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước, Giải pháp chính sách để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM cho rằng, muốn cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cần phải tháo bỏ ngay các vướng mắc, rào cản đang cản trở giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phải có giải pháp cải thiện hiệu quả đầu tư công.
“Để tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cần tháo bỏ ngay các vướng mắc, đẩy nhanh giải vốn đầu tư nhà nước ngay từ đầu năm, không thể để tiếp tục chậm trễ như 2 năm gần đây; tăng hiệu quả sử dụng vốn của DNNN và DN tư nhân trong nước”, ông Cung nhấn mạnh. Ông cũng cho rằng cần cải cách mạnh mẽ về hồ sơ, trình tự, thủ tục, rút ngắn tối đa thời hạn, giảm phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; miễn thuế hoặc thực hiện ưu đãi thuế đối với chuyển nhượng đất nông nghiệp.
Nhiều chuyên gia chia sẻ, thời gian qua, tăng trưởng kinh tế có xu hướng phục hồi, sản lượng tiềm năng có xu hướng liên tục cải thiện. Cùng đó, lần đầu tiên các chỉ tiêu của Quốc hội đề ra đã được thực hiện - đây là việc quan trọng tạo sự ổn định, vững chắc của nền kinh tế, sự tăng trưởng đã bình ổn được thị trường theo kế hoạch đề ra. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta đạt được kế hoạch tăng trưởng cả nông nghiệp, công nghiệp và chế biến chế tác, dịch vụ và không phải dựa trên khai thác khoáng sản. Như vậy những yếu tố đó là tiến hiệu tốt của sự tăng trưởng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải tạo nền tảng bền vững để tiếp tục phát triển và cạnh tranh quốc tế. Cùng đó, các chuyên gia cũng cho rằng nhập siêu tăng không phải là vấn đề đáng lo vì đây là nhu cầu của thị trường. Điều đáng lo ngại là hiện nay việc xuất siêu vẫn đang tập trung vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài như LG, Samsung,… trong khi đó, nông nghiệp và công nghiệp chế tạo của chúng ta chỉ được khoảng 30%.
Ảnh: Toàn cảnh Diễn đàn
Cũng theo các chuyên gia, hiện chỉ số lạm phát tính theo tháng giảm thấp và có xu hướng ổn định so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tính theo năm lại liên tục giảm và mức ổn định rất thấp. Vì vậy cần xem xét giảm lãi suất huy động để cho vay cũng như thiết lập mặt bằng lãi suất mới cho phù hợp hơn.
Do đó, cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế vĩ mô. Chính thức tối đa thương mại tiểu ngạch qua biên giới, nhất là biên giới Việt – Trung và xây dựng kế hoạch và giải pháp đồng bộ để khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Nga… nhất là hàng nông sản và thực phẩm.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn, TS. Nguyễn Đình Cung đồng tình với những đề xuất các đại biểu đã nêu tại Diễn đàn, cần có các giải pháp hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, giảm các tác động hành chính vào thị trường như các gói tín dụng chính sách không cần thiết, bỏ trần huy động, bỏ hạn mức tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, tập trung các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý, chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư công, đồng thời tập trung đẩy mạnh xử lý các vấn đề tồn tại của các dự án đầu tư công như liên tục phải điều chỉnh dự toán, xử lý triệt để sai phạm và trách nhiệm quản lý trong đầu tư BOT, BT. Ngoài ra, cần mạnh dạn gỡ bỏ các vướng mắc để giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm chứ không phải để giữa năm và cuối năm mới bàn các giải pháp thúc đẩy; đồng thời, tăng hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp nhà nước , tư nhân trong nước. Đây là dự địa lớn để đẩy nhanh tăng trưởng và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Tài liệu Diễn đàn được lưu tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)