11/10/2017 - 15558 lượt xem
Trong khuôn khổ hoạt động của Đề tài “Nghiên cứu chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới, đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam”, Mã Số: CTDT.07.16/16-20 do TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương làm chủ nhiệm, ngày 11 tháng 10 năm 2017, Ban Chủ nhiệm Đề tài tổ chức buổi tọa đàm khoa học nhằm lấy ý kiến các chuyên gia để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện các báo cáo chuyên đề.
Buổi tọa đàm đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến từ Vụ Dân tộc - Ban Dân vận Trung ương, Viện Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội, Viện Tôn Giáo và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, đại diện các nhóm nghiên cứu đã trình bày nội dung chính của 5 chuyên đề với các chủ đề:
1. Những quan điểm cốt lõi và vấn đề ưu tiên trong chính sách dân tộc thiểu số của Trung quốc từ sau cải cách, mở cửa đến nay
2. Tình hình người hoa và chính sách đối với người hoa của một số quốc gia
3. Nhóm chính sách di cư và nhập cư gắn với phát triển DTTS
4. Quan điểm về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở một số nước Đông Nam Á và Ấn Độ
5. Chính sách tôn giáo của một số quốc gia vùng Đông Nam Á và trên thế giới
Các chuyên gia và nhà nghiên cứu trình bày và thảo luận tại Tọa đàm
Sau phần trình bày các kết quả nghiên cứu nêu trên, đại biểu tham dự tọa đàm cùng phản biện và góp ý hoàn thiện các chuyên đề. Nhìn chung, các ý kiến phát biểu tại tọa đàm đều đánh giá cao chất lượng của các báo cáo chuyên đề. Kết quả nghiên cứu đã phần nào cập nhật và làm rõ quan điểm, cách tiếp cận và việc xây dựng chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới; Phân tích thực trạng chính sách dân tộc thiểu số, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của các quốc gia được nghiên cứu; Làm rõ những vấn đề mới trong chính sách dân tộc thiểu số; phân tích những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở một số quốc gia, nhất là Trung Quốc và Đông Nam Á; và Phân tích, nhìn nhận cơ hội, thách thức và xu thế về chính sách dân tộc của các quốc gia từ nay đến năm 2030. Một số thiếu sót có thể khắc phục đề hoàn thiện các báo cáo chuyên đề cũng đã được các chuyên gia thẳng thắn trao đổi tại tọa đàm.
TS. Nguyễn Đình Cung, chủ nhiệm đề tài, chủ trì Tọa đàm.
Phát biểu kết luận tại tọa đàm, TS. Nguyễn Đình Cung cảm ơn và ghi nhận các ý kiến phản biện và góp ý để nhóm nghiên cứu tiếp thu trong quá trình hoàn thiện đề tài. Chủ nhiệm đề tài cũng bày tỏ mong muốn nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ xác thực để nêu lên những đề xuất, góp phần bổ sung hoàn thiện một số nhóm vấn đề cơ bản phù hợp và hiệu quả đối với chính sách dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Tham khảo Tóm tắt đề tài tại đây
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 0243.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...