Đề tài cấp Nhà nước CTDT.07.16/16-20 "Nghiên cứu chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới, đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam"
Nghiên cứu

Đề tài cấp Nhà nước CTDT.07.16/16-20 "Nghiên cứu chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới, đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam"

11/10/2017 - 13296 lượt xem

Tóm tắt đề tài

1.Tên đề tài: 

 Nghiên cứu chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới, đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam, Mã số CTDT.07.16/16-20.

 - Cấp quản lý: Ch­ương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”,  Mã số: CTDT/16-20

- Cơ quan chủ quản: Uỷ ban dân Tộc

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

- Cơ quan phối hợp chính thực hiện đề tài:

+ Viện Dân tộc học thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội

+ Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội

+ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

-  Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương 

-  Thư ký khoa học đề tài: Trần Văn Hà, Viện dân tộc học, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam

 2 . Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Đề tài làm rõ về quan điểm, nội dung và kết quả thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới; trên cơ sở đó, đề xuất, bổ sung hoàn thiện một số nhóm vấn đề cơ bản phù hợp và hiệu quả đối với chính sách dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Cập nhật và làm rõ quan điểm, cách tiếp cận và việc xây dựng chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới;

Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng chính sách dân tộc thiểu số, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện chính sách dân tộc thiểu số của các quốc gia được nghiên cứu;

Mục tiêu 3: Làm rõ những vấn đề mới trong chính sách dân tộc thiểu số; phân tích những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở một số quốc gia, nhất là Trung Quốc và Đông Nam Á;

Mục tiêu 4: Phân tích, nhìn nhận cơ hội, thách thức và xu thế về chính sách dân tộc của các quốc gia từ nay đến năm 2030.

Mục tiêu 5: Đưa ra các kiến nghị về bổ sung, hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam từ nay đến năm 2030.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách dân tộc thiểu số của một số quốc gia trên thế giới.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Về không gian: Đề tại tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, bao gồm: Nga, một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Singapore, Lào, Campuchia, Thái Lan và Úc.

+ Về nội dung: Đề tài giới hạn tìm hiểu chính sách DTTS của các nước trong 13 vấn đề (1) chính sách thống nhất quốc gia dân tộc; (2) lao động và việc làm; (3) phát triển kinh tế, sinh kế và giảm nghèo; (4) giáo dục; (5) y tế; (6) xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS; (7) gia đình và xã hội; (8) văn hóa truyền thống; (9) tôn giáo; (10) nhập cư; (11) quan hệ dân tộc; (12) xung đột tộc người; (13) biên giới và lãnh thổ. 

3.3. Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp tổng quan và kế thừa các tài liệu, nghiên cứu đã có; Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu; Phương pháp phân tích thống kê.

4.  Thời gian thực hiện đề tài

Thời gian thực hiện đề tài là: 24 tháng từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2018.

5. kinh phí thực hiện: 2.100 triệu đồng


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi