26/05/2017 - 3788 lượt xem
Phát biểu khai mạc Toạ đàm, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết cạnh tranh là đặc trưng cơ bản và cũng là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh góp phần điều chỉnh quan hệ cung – cầu và đảm bảo quyền tự chủ của người tiêu dùng. Mục tiêu của chính sách cạnh tranh là nhằm tăng phúc lợi cho người tiêu dùng, bảo vệ tự do cạnh tranh và tăng hiệu quả nền kinh tế. Theo TS. Cung, khung chính sách cạnh tranh quốc gia bao gồm 6 nội dung chính: (1) Hạn chế các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp; (2) Loại bỏ, sửa đổi các quy định có tính hạn chế cạnh tranh; (3) Đổi mới cấu trúc độc quyền nhà nước tạo điều kiện cho cạnh tranh; (4) Tạo điều kiện thuận lợi cho bên thứ ba quyền tiếp cận hạ tầng thiết yếu; (5) Kiểm soát hành vi định giá độc quyền và (6) Thực hiện “cạnh tranh trung lập”.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Toạ đàm
Tại Toạ đàm, TS. Nguyễn Thị Luyến – Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày nội dung sơ bộ của Báo cáo Khung chính sách cạnh tranh quốc gia Việt Nam. Về thực trạng chính sách cạnh tranh, theo TS. Luyến, đến nay, mặc dù Việt Nam đã loại bỏ và rà soát được nhiều chính sách/ quy định hạn chế cạnh tranh nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều quy định gây hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Cơ cấu độc quyền nhà nước cũng đã được điều chỉnh thu hẹp, tạo điều kiện và cơ hội cho sự tham gia của các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc tiếp cận một số hạ tầng thiết yếu đã được đảm bảo (quyền tiếp cận sân bay, mạng lưới viễn thông) mặc dù việc tiếp cận vẫn chưa thực sự công bằng. Phạm vi định giá độc quyền thu hẹp, phù hợp với đòi hỏi cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hành vi định giá độc quyền vẫn diễn ra dưới sự kiểm soát chưa hiệu quả.
Ảnh 2: TS. Nguyễn Thị Luyến – Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) trình bày tại Toạ đàm
Thông qua việc phân tích thực trạng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất ban đầu về khung chính sách cạnh tranh quốc gia Việt Nam. Theo đó, nguyên tắc xây dựng khung chính sách phải đảm bảo quyền tự do gia nhập, rút lui khỏi thị trường; đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng; đảm bảo các cơ quan nhà nước không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ chế cạnh tranh và hiệu quả; v.v…
Ảnh 3: Toàn cảnh Toạ đàm
Kết thúc Hội thảo, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung cho biết Việt Nam vẫn còn tập trung vào nền kinh tế nhà nước, chưa thực sự quan tâm đến nền kinh tế cạnh tranh. Muốn thúc đẩy phát triển thị trường tạo nên hiệu quả nền kinh tế, nhà nước cần phải phát triển và hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất, đặc biệt là thị trường tài chính (thị trường vốn, thị trường tín dụng) và thị trường quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, cần thực hiện phân bố và sử dụng quyền lực nhà nước theo quy tắc và quy luật thị trường./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...