26/05/2017 - 3494 lượt xem
Phát biểu khai mạc Toạ đàm, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết cạnh tranh là đặc trưng cơ bản và cũng là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh góp phần điều chỉnh quan hệ cung – cầu và đảm bảo quyền tự chủ của người tiêu dùng. Mục tiêu của chính sách cạnh tranh là nhằm tăng phúc lợi cho người tiêu dùng, bảo vệ tự do cạnh tranh và tăng hiệu quả nền kinh tế. Theo TS. Cung, khung chính sách cạnh tranh quốc gia bao gồm 6 nội dung chính: (1) Hạn chế các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp; (2) Loại bỏ, sửa đổi các quy định có tính hạn chế cạnh tranh; (3) Đổi mới cấu trúc độc quyền nhà nước tạo điều kiện cho cạnh tranh; (4) Tạo điều kiện thuận lợi cho bên thứ ba quyền tiếp cận hạ tầng thiết yếu; (5) Kiểm soát hành vi định giá độc quyền và (6) Thực hiện “cạnh tranh trung lập”.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Toạ đàm
Tại Toạ đàm, TS. Nguyễn Thị Luyến – Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày nội dung sơ bộ của Báo cáo Khung chính sách cạnh tranh quốc gia Việt Nam. Về thực trạng chính sách cạnh tranh, theo TS. Luyến, đến nay, mặc dù Việt Nam đã loại bỏ và rà soát được nhiều chính sách/ quy định hạn chế cạnh tranh nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều quy định gây hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Cơ cấu độc quyền nhà nước cũng đã được điều chỉnh thu hẹp, tạo điều kiện và cơ hội cho sự tham gia của các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc tiếp cận một số hạ tầng thiết yếu đã được đảm bảo (quyền tiếp cận sân bay, mạng lưới viễn thông) mặc dù việc tiếp cận vẫn chưa thực sự công bằng. Phạm vi định giá độc quyền thu hẹp, phù hợp với đòi hỏi cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hành vi định giá độc quyền vẫn diễn ra dưới sự kiểm soát chưa hiệu quả.
Ảnh 2: TS. Nguyễn Thị Luyến – Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) trình bày tại Toạ đàm
Thông qua việc phân tích thực trạng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất ban đầu về khung chính sách cạnh tranh quốc gia Việt Nam. Theo đó, nguyên tắc xây dựng khung chính sách phải đảm bảo quyền tự do gia nhập, rút lui khỏi thị trường; đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng; đảm bảo các cơ quan nhà nước không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ chế cạnh tranh và hiệu quả; v.v…
Ảnh 3: Toàn cảnh Toạ đàm
Kết thúc Hội thảo, Viện trưởng Nguyễn Đình Cung cho biết Việt Nam vẫn còn tập trung vào nền kinh tế nhà nước, chưa thực sự quan tâm đến nền kinh tế cạnh tranh. Muốn thúc đẩy phát triển thị trường tạo nên hiệu quả nền kinh tế, nhà nước cần phải phát triển và hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất, đặc biệt là thị trường tài chính (thị trường vốn, thị trường tín dụng) và thị trường quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, cần thực hiện phân bố và sử dụng quyền lực nhà nước theo quy tắc và quy luật thị trường./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)