05/05/2017 - 3655 lượt xem
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng Phan Đức Hiếu cho biết tiếp nối những thành công trong công cuộc Đổi Mới, Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành tựu về phát triển kinh tế. So với các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều. Kết quả điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp bằng chứng cho quá trình phát triển đó.
Ảnh 1: Phó Viện trưởng Phan Đức Hiếu phát biểu khai mạc Hội thảo
Tại Hội thảo, GS. Finn Tarp – Giám đốc UNU-WIDER thay mặt nhóm nghiên cứu cho biết báo cáo này được xây dựng dựa trên bộ số liệu điều tra của 2,669 hộ gia đình năm 2016. Báo cáo gồm 8 chương: (1) Nghèo đói, điều kiện sống và phục lợi kinh tế; (2) Đất đai; (3) Sản xuất nông nghiệp và thị trường; (4) Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp; (5) Lao động và di cư; (6) Tiếp cận tín dụng; (7) Rủi ro và cơ chế ứng phó với rủi ro; và (8) Vốn xã hội và các liên kết chính trị.
Ảnh 2: GS. Finn Tarp – Giám đốc UNU-WIDER trình bày tại Hội thảo
Theo GS. Finn Tarp, Kết quả điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh cho thấy thành quả kinh tế của Việt Nam không được phân phối đồng đều giữa các hộ gia đình nông thôn. Sự chênh lệch lớn về phúc lợi và việc tiếp cận các nguồn lực giữa các vùng miền và các nhóm dân tộc vẫn tiếp tục tồn tại ở năm 2016. Bên cạnh đó, khoảng cách về các kết quả phúc lợi giữa người nghèo nhất và người giàu nhất vẫn còn khoảng cách rất lớn. GS. Finn Tarp cho rằng để đảm bảo những thành tựu về kinh tế được chia sẻ đồng đều thì các nhà hoạch định chính sách nên đặt trọng tâm chính vào việc thu hẹp các khoảng cách chênh lệch trong những năm tới.
Ảnh 3: PGS. TS Lê Xuân Bá - Nguyên Viện trưởng CIEM phát biểu tại Hội thảo
Ảnh 4: TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng IPSARD phát biểu tại Hội thảo
Tại phiên thảo luận, hầu hết các đại biểu đều đánh giá báo cáo chứa đựng nhiều thông tin, số liệu cụ thể đã miêu tả được các đặc điểm của nền kinh tế nông thôn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, báo cáo đã có sự so sánh số liệu điều tra các hộ gia đình qua 2 năm 2014 và năm 2016.
Ảnh 5: TS. Đào Quang Vinh - Viện trưởng ILSSA phát biểu tại Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, GS. Finn Tarp thay mặt nhóm nghiên cứu cảm ơn và ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự. Nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo./.
Ảnh 6: Toàn cảnh Hội thảo
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)