04/08/2017 - 5427 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Hoàn thiện thể chế cạnh tranh góp phần cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Minh Ngọc
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát của đề tài: Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến chính sách cạnh tranh (bao gồm lý luận về cạnh tranh, lý thuyết về quá trình chuyển đổi, lý thuyết về hội nhập), kinh nghiệm quốc tế, và thực trạng thể chế cạnh tranh tại Việt Nam, đề tài sẽ đưa ra những đề xuất hoàn thiện thể chế cạnh tranh tại Việt Nam góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, và minh bạch tại Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể của đề tài: (1) Tổng quan làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến thể chế cạnh tranh; (2) Rà soát, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thể chế cạnh tranh; (3) Đánh giá thực trạng về thể chế cạnh tranh ở Việt Nam; (4) Đề xuất cải thiện thể chế cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Từ năm 2004 khi Luật Cạnh tranh được thông qua và có hiệu lực đến nay;
- Không gian: Toàn quốc
- Nội dung: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các văn bản liên quan đến pháp luật cạnh tranh gốc và một số các văn bản pháp quy khác có tác động đến cạnh tranh, hiệu lực thực thi của các văn bản này, và cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh gốc (tập trung vào Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có sẵn (trong và ngoài nước) về lý luận và thực tiễn quốc tế về thể chế cạnh tranh.
- Xem xét tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh bao gồm pháp luật cạnh tranh gốc và các văn bản ảnh hưởng đến cạnh tranh.
- Phỏng vấn và trao đổi với một số chuyên gia có liên quan.
- Nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu các trường hợp về hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, những hành vi phân biệt đối xử của cơ quan quản lý Nhà nước,..;
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài được kết cấu như sau:
- Mở đầu
- Chương I. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến thể chế cạnh tranh
- Chương II. Thực trạng thể chế cạnh tranh của Việt Nam
- Chương III: Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian tới
- Kết luận
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)