03/05/2017 - 1882 lượt xem
Trong khuôn khổ Dự án "Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân Vùng Mekong” (MBI), một dự án cố vấn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực tư nhân do Chính phủ Úc và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tài trợ, ngày 28/04/2017, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu: ““Chính thức hoá” hộ kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”.
Hội thảo do ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng CIEM và ông Andrew Shepherd - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Úc tại Việt Nam đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có đại diện đến từ các Bộ, ngành có liên quan, các Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia kinh tế cùng một số cơ quan báo chí đến đưa tin.
Ảnh 1: Phó Viện trưởng Phan Đức Hiếu phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng Phan Đức Hiếu cho biết báo cáo nghiên cứu ““Chính thức hoá” hộ kinh doanh ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách” cung cấp những luận cứ khoa học thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh sang đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Đây đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc hiện nay khi phát triển doanh nghiệp được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lãnh đạo và điều hành của Chính phủ nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, việc chuyển đổi không thể mang tính hành chính mà quan trọng hơn đó là phải làm thế nào để hộ kinh doanh thấy được những lợi thế của các hình thức doanh nghiệp và tự nguyên chuyển đổi, đăng ký dưới các hình thức doanh nghiệp.
Ảnh 2: Ông Andrew Shepherd - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Úc tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Thay mặt nhóm nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Luyến – Trưởng ban Ban Thể chế kinh tế (CIEM) trình bày những nội dung chính của báo cáo. Theo đó, báo cáo gồm 3 phần chính: (I) Tổng quan thực trạng hộ kinh doanh ở Việt Nam; (II) Thực trạng “Chính thức hoá” hộ kinh doanh và (III) Đề xuất một số khuyến nghị.
Ảnh 3: Bà Nguyễn Thị Luyến – Trưởng ban Ban Thể chế kinh tế (CIEM) trình bày tại Hội thảo
Theo bà Luyến, trong thời gian qua, hộ kinh doanh đã có những đóng góp tích cực trong nền kinh tế, đóng góp lớn trong tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, với đặc trưng kinh doanh nhỏ lẻ và vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh, ứng dụng công nghệ, trình độ quản lý, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất còn thấp nên đóng góp của hộ kinh doanh đến tăng trưởng kinh tế và ngân sách nhà nước còn khiêm tốn. Để chính quy hóa hoạt động kinh doanh, khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp cũng như thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, báo cáo đưa ra một số khuyến nghị chính sách như đơn giản hoá quy trình, thủ tục chuyển đổi; thể chế hoá cơ chế, chính sách khuyến khích hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp trong Luật Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; ban hành cơ chế chính sách đảm bảo doanh nghiệp sau chuyển đổi duy trì hoạt động và phát triển (đặc biệt đơn giản hóa sổ sách kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ); tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí tuân thủ cho các doanh nghiệp chính thức,v.v…
Trong phiên thảo luận, hầu hết các đại biểu đều cho rằng báo cáo đã cung cấp được bức tranh tổng quan về hoạt động của hộ kinh doanh hiện nay; đã làm rõ thực trạng “chính thức hoá” hộ kinh doanh ở Việt Nam và luận giải được tại sao hộ kinh doanh chưa “mặn mà” với việc chuyển đổi, đăng ký thành lập doanh nghiệp; các giải pháp chính sách đề xuất được đánh giá có tính khả thi cao.
Ảnh 4: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, ông Phan Đức Hiếu cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng thời, ông Hiếu gửi lời cảm ơn đến MBI đã đồng hành và hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện báo cáo nghiên cứu này./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vn ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)