Đề án "Phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và thị trường tiền tệ ở Việt Nam" trình Chính phủ và Bộ Chính trị
Đề án trình Bộ, Chính phủ

Đề án "Phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và thị trường tiền tệ ở Việt Nam" trình Chính phủ và Bộ Chính trị

18/03/2011 - 14598 lượt xem

Nội dung của Đề án bao gồm 4 Phần chính.
Phần I khái quát những vấn đề lý luận hiện đại về thị trường tài chính, bao gồm thị trường tiền tệ (thị trường liên ngân hàng và thị trường mở) và thị trường vốn (thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường tín dụng) ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Phần này phân tích vai trò, chức năng và cấu trúc của các thị trường, các công cụ sử dụng trong thị trường tài chính; trong đó, mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và các chính sách tiền tệ cũng được trình bầy để thấy rõ vai trò và chức năng của NHTƯ trên thị trường. Cuối cùng, những vấn đề và các rủi ro trên thị trường tài chính cũng được xem xét để làm cơ sở phác thảo ra những mẫu hình quản lý và điều hành thị trường tài chính.
Phần II khảo sát kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính ở các nước trên thế giới. Trước hết, phần này tập trung phân tích mô hình phát triển thị trường tài chính ở các nước phát triển và đang phát triển (dựa vào ngân hàng hay dựa vào thị trường vốn). Tiếp theo, Đề án khảo sát kinh nghiệm phát triển thị trường tài chính ở các nước Châu Á sau khủng hoảng và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt là Trung Quốc. Cuối cùng, Đề án đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển thị trường vốn và tiền tệ ở các nước trên thế giới.
Phần III phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường tài chính Việt Nam theo các thị trường tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng trung và dài hạn (kể cả chính thức và phi chính thức). Sau khi khái lược các thành viên tham gia thị trường (bên cung và cầu) và hoạt động và quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính, Đề án tập trung phân tích sâu các hoạt động giao dịch, các công cụ trên từng thị trường. Bên cạnh đó, hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng được phân tích, đánh giá một cách khách quan. Đặc biệt, nguyên nhân yếu kém của từng thị trường được phân tích và mổ xẻ theo các nhóm nguyên nhân xuất phát từ tư tưởng và quan điểm chủ đạo đối với việc phát triển thị trường tài chính, từ bên cầu, bên cung, môi trường chính sách - pháp luật và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính.
Phần IV đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện thị trường tiền tệ và thị trường vốn ở Việt Nam. Sau khi tóm lược thực trạng và thách thức đối với phát triển thị trường tài chính, Đề án đưa ra một số tư tưởng và quan điểm chủ đạo về phát triển thị trường tài chính, đồng thời, đề xuất chính sách và kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới.

 

 


Tin tức khác