16/03/2006 - 4673 lượt xem
Chính sách tài khoá Việt Nam và cải cách chính sách tài khóa trong nền kinh tế thị trường đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về điều chỉnh chính sách tài khoá Việt Nam sau khi gia nhập WTO vẫn còn rất ít trên một vài phương diện chính sách.
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn biện hộ cho tính cần thiết, cách thức và phạm vi điều chỉnh chính sách tài khoá của các thành viên WTO nói chung và của Việt Nam nói riêng sau khi gia nhập tổ chức này, nhất là trên phương diện điều chỉnh chính sách thuế quan, trợ cấp để nâng cao năng lực các ngành hàng công nghiệp, công nghiệp hoá, mở rộng thương mại - đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - một mục tiêu tối thượng mà mọi thành viên WTO đều hướng tới. Nghiên cứu này lần đầu tiên sẽ đưa ra một khung khổ phân tích có hệ thống, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh chính sách tài khóa, nhất là dựa trên việc “soi chiếu” thực tiễn vận dụng và điều chỉnh chính sách tài khoá Việt Nam trước khi gia nhập WTO và các tác động dự kiến khi Việt Nam là thành viên của tổ chức này để đưa ra hệ thống giải pháp điều chỉnh chính sách tài khoá của mình.
Mục tiêu của đề tài là đưa ra một số kiến nghị điều chỉnh các công cụ chính sách tài khóa Việt Nam (chủ yếu là thuế, thuế quan (thu NSNN) và trợ cấp (chi NSNN)) sau khi gia nhập WTO để góp phần đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước bền vững, nâng cao năng lực của các ngành hàng, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu tác động tiêu cực của việc gia nhập tổ chức này.
Nội dung chính của Báo cáo Đề tài bao gồm 4 chương. Chương I phân tích các nhân tố xác định tính cần thiết phải điều chỉnh chính sách tài khoá thành viên sau khi trở thành thành viên của tổ chức này; Chương 2 phân tích những bài học kinh nghiệm của các nước (đang phát triển, kém phát triển và chuyển đổi) trong điều chỉnh chính sách thuế - thuế quan trong thực hiện các cam kết gia nhập WTO, điều chỉnh chính sách trợ cấp trong nông nghiệp, dịch vụ để nâng cao năng lực ngành hàng và thúc đẩy công nghiệp hoá, hỗ trợ thương mại và xúc tiến xuất khẩu và thực hiện công bằng xã hội, nhất là bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình tự do hoá thương mại; Chương 3 đánh giá những tồn đọng, bất cập trong chính sách thuế quan và trợ cấp của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt, đánh giá tác động, thách thức của việc gia nhập WTO đối với các khía cạnh tài khoá của Việt Nam; Chương 4 đưa ra một số tư tưởng chủ đạo và phướng hướng cơ bản trong điều chỉnh chính sách thuế -thuế quan và trợ cấp của Việt Nam trong thời gian tới.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)