16/03/2011 - 6046 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Cơ sở khoa học của việc tham gia Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam và Hàn Quốc
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hiên, Phó Trưởng ban - Ban Chính sách phát triển nông thôn
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm trả lời câu hỏi xem Việt nam có nên ký kết FTA song phương với Hàn Quốc không và nên thì cần chuẩn bị gì (các bước đi cần thiết) để tiến tới đàm phán và thực thi về mặt thể chế để FTA này có thể đem lại lợi ích và giảm thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lý luận về thoả thuận thương mại tư do (FTA), chủ trương thúc đẩy thương mại của Việt Nam, các nhân tố thúc đẩy tham gia thoả thuận thương mại tự do và các bước chuẩn bị thoả thuận FTA Việt Nam – Hàn Quốc và chỉ ra lợi ích và thiệt hại của FTA đó.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Không gian: Đề tài nghiên cứu ở Việt Nam, trong phạm vi cả nước.
Thời gian: Đề tài tập trung phân tích các thông tin số liệu có liên quan đến thương mại tự do giữa Việt Nam, Hàn quốc và ASEAN trong thời gian vừa qua 2007- 2009 và kiến nghị cho giai đọan tới (2010-2020).
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa để lấy thông tin, số liệu (thứ cấp) từ các tài liệu nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề nghiên cứu này; Thực hiện rà soát tài liệu và các văn bản chính sách liên quan để hệ thống hoá các khái niệm, giải thích thuật ngữ nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu. Sử dụng một số công cụ nghiên cứu như bảng kiểm (check lists), tổng hợp, phân tích bảng kiểm. Phương pháp chuyên gia (qua tọa đàm, trao đổi) để khai thác thêm những quan điểm, nhận định về quan niệm, cách hiểu để có thêm những nhận định chính xác hơn về thực trạng và giải pháp trong thời gian tới.
5. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài được kết cấu như sau:
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐINH THƯƠNG MẠI TỰ DO
CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CÂN NHẮC CHUẨN BỊ CHO FTA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
CHƯƠNG III. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP TIẾP TỤC CHUẨN BỊ CHO HIỆP ĐỊNH FTA SONG PHƯƠNG
Kết luận
Đề tài đã được nghiệm thu, đạt kết quả xuất sắc.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)