16/03/2012 - 6302 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Tác động của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế và môi trường ở Việt Nam
- Cấp quản lý: Đề tài cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Thu Hoài
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát: Đề tài xem xét tác động của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp tới tăng trưởng kinh tế và môi trường và kiến nghị chính sách cho Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: (1) Xây dựng mô hình cân bằng tổng thể khả tính để đánh giá tác động kinh tế và môi trường của chính sách năng lượng cho Việt Nam; (2) Lượng hoá tác động của một số kịch bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp tới tăng trưởng kinh tế và môi trường thông qua sử dụng mô hình cân bằng tổng thể đó; (3) Kiến nghị một số định hướng chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp. Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là tiết kiệm năng lượng) trong đề tài được sử dụng tương đương với khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Đề tài xem xét tác động đối với nền kinh tế cả nước.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu đầu vào cơ bản cho mô hình là Ma trận hạch toán xã hội (SAM). Hiện nay, Việt Nam chỉ có SAM cho năm 2007 vì vậy đề tài sử dụng số liệu gốc năm 2007.
+ Phạm vi về nội dung: Theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu, đề tài sẽ giới hạn xem xét tiết kiệm năng lượng đối với khu vực sản xuất công nghiệp. Việc giới hạn phạm vi này vẫn có ý nghĩa về mặt chính sách đối với Việt Nam bởi khu vực sản xuất công nghiệp là một trong những đối tượng sử dụng năng lượng và tác động đến môi trường nhiều nhất. Bên cạnh đó, đề tài sẽ xem xét các tác động kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô chủ yếu như tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế, tăng trưởng của các ngành, đầu tư, lao động, v.v.. Về tác động đến môi trường, đề tài chỉ tập trung xem xét tác động đến phát thải các bon, một trong những chất phát thải, gây nên hiệu ứng nhà kính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đánh giá tác động kinh tế và môi trường của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đề tài trước hết sẽ sử dụng mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE).
Tác động về môi trường sẽ được xem xét thông qua hệ số phát thải khí CO2 đối với sản lượng đầu ra của các ngành sản xuất. Sự thay đổi sản lượng của các ngành trong các kịch bản sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khác nhau sẽ dẫn đến những thay đổi về phát thải khí CO2 thông qua hệ số đó.
Số liệu chủ yếu cho mô hình được lấy từ Ma trận hạch toán xã hội (SAM) của Việt Nam (SAM 2007). Một số hệ số và tham số khác lấy từ các nghiên cứu liên quan và số liệu thống kê của các cơ quan liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Tổng cục thống kê, v.v. Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu để nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
6. Kết quả nghiên cứu
Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp là một trong những vấn đền đang được quan tâm, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt nam. Vấn đề tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp trong bối cảnh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có thể có ảnh hưởng lớn đến tương lai phát triển của nền kinh tế. Đề tài đã đánh giá tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp đến tăng trường kinh tế và môi trường ở Việt nam thông qua khung lý thuyết về đánh giá tác động, học hỏi tình hình sử dụng năng lượng cũng như chính sách khuyến khích tiết kiệm của các nước, phân tích và đánh giá thực trạng ở Việt Nam và đưa ra một số định hướng, kiến nghị chính sách.
Theo lý thuyết và đánh giá thực tế trong điều kiện Việt Nam, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp đóng vai trò đáng kể trong thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh và giảm sự lệ thuộc vào những biến động bên ngoài. Các nước đã sử dụng rất nhiều loại chính sách thúc đẩy mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp, trong đó chính sách tài chính, tín dụng đặc biệt phát huy tác động rất cao.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng đó cả tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp và triển khai một số chính sách. Tuy nhiên, kết quả đạt được cho đến nay chưa rõ ràng, cường độ sử dụng năng lượng trong các ngành sản xuất thời gian qua thậm chí có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, Việt Nam hiện nay còn thiếu những điều kiện cần thiết để cho chính sách được thực hiện một cách hiệu quả.
Đề tài đã xây dựng 4 kịch bản tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp cho Việt nam đến năm 2020 và đánh giá tác động kinh tế và môi trường của các kịch bản này. Kết quả đánh giá tác động của các kịch bản tiết kiệm năng lượng đến tăng trưởng kinh tế cho thấy các kịch bản đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và có xu hướng ngày càng gia tăng theo thời gian mặc dù mức độ tác động không lớn về số tuyệt đối. Tuy nhiên, các tác động tích cực về môi trường cho thấy Việt Nam có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thân thiện hơn với môi trường thông qua các chính sách thúc đẩy tiết kiệm năng lượng.
Trong thời gian tới, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chính sách tiết kiệm năng lượng đồng thời xem xét khả năng nâng cao mục tiêu về tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, việc đảm bảo triển khai trong thời gian sớm nhất lộ trình cắt giảm và xóa bỏ trợ cấp điện, bao gồm trợ cấp giá điện cho sản xuất công nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết. Ngoài ra, việc tận dụng những cơ hội hiện nay về huy động các nguồn vốn quốc tế để đảm bảo thực hiện tốt chính sách tiết kiệm năng lượng trong dài hạn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu cuả các nhà hoạch định chính sách tiết kiệm năng lượng
Nghiên cứu này mới dừng lại ở việc phát triển mô hình CGE đơn giản cho khía cạnh năng lượng và biến mô phỏng các kịch bản tiết kiệm năng lượng là biến ngoại sinh. Đây là hai hướng mà nhóm nghiên cứu có thể mở rộng trong tương lai, nhằm tăng khả năng phản ánh hiện thực nền kinh tế của mô hình./.
7. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu năm: 2012
8. Báo cáo của Đề tài được lưu tại: Thư viện của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)