16/03/2012 - 6027 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Đổi mới khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã và cấp huyện ở Việt Nam theo hướng tăng cường sự tham gia của người dân
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Trung Hiếu, Phó Trưởng ban - Ban Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất một khung kế hoạch với những chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, cho các cấp xã và cấp Huyện.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu nội dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc cho cấp xã và cấp Huyện ở Việt Nam.
- Về thời gian: Từ năm 1995 trở lại đây, từ khi những ý tưởng đầu tiên về “Đổi mới kế hoạch ở cơ sở” được triển khai ở Sơn La trong quá trình thực hiện dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (do tổ chức GTZ, Đức tài trợ).
- Về nội dung: Đề tài giới hạn việc nghiên cứu nội dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã và cấp Huyện trên các lĩnh vực: (i) cung cấp dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục; (ii) cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất trong Nông nghiệp và (iii) các nội dung về môi trường.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: Thu thập và tổng hợp các tài liệu về lý luận chuyển đổi nền kinh tế, lý luận hội nhập kinh tế quốc tế và phân cấp, những tài liệu về chức năng, nhiệm vụ của cấp Huyện và cấp xã trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, thảo luận để lấy ý kiến của các chuyên gia trong quản lý nhà nước ở cấp Huyện và cấp xã về cung cấp dịch vụ công, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
- Phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát thực tế và làm việc nhóm địa phương tiến hành đổi mới kế hoạch cấp xã và cấp Huyện.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài được kết cấu như sau:
Mở đầu
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về đổi mới nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp
Chương 2. Thực trạng đổi mới nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã và cấp Huyện ở Việt Nam
Chương 3. Những quan điểm chủ đạo đổi mới nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp và định hướng khung nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã và cấp Huyện
Kết luận
6. Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu
7. Báo cáo của đề tài được lưu tại: Thư viện của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...