17/12/2013 - 6483 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Hoàn thiện chính sách thu hẹp bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Cương, Nghiên cứu viên Ban Chính sách Dịch vụ công, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hẹp bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới, từ đó góp phần đánh giá, đưa ra các giải pháp cải thiện các chỉ tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách nhằm thu hẹp bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về không gian: Đề tài sẽ nghiên cứu chính sách nhằm thu hẹp bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam trên bình diện cả nước.
+ Về thời gian: Đề tài chọn mốc thời gian từ năm 2006 trở lại đây. Đây là cơ sở để đánh giá, so sánh giữa kế hoạch, chỉ tiêu chiến lược đặt ra và kết quả thực hiện giai đoạn 2006 – 2010, từ đó xác định lại các khía cạnh liên quan đến việc thực hiện chính sách nhằm thu hẹp bất bình đẳng xã hội.
+ Về nội dung: Đề tài sẽ giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội với các trụ cột chính là các chính sách về thu nhập và xóa đói giảm nghèo; chính sách tạo việc làm và các chính sách về giáo dục, y tế. Các giải pháp đưa ra sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện các chính sách về giảm thiểu, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng xã hội, như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã ban hành.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung đặt ra trong đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước: phương pháp này sẽ thực hiện để làm rõ cơ sở lý luận và rà soát các vấn đề chính sách hiện nay của nước ta.
- Sử dụng phần mềm stata để tính toán, so sánh các chỉ tiêu từ các nguồn cơ sở dữ liệu sẵn có. Phương pháp này sẽ sử dụng trong việc tính toán các chỉ tiêu để đánh giá dựa trên khung phân tích đưa ra.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (tham vấn chuyên gia): Phương pháp này sẽ sử dụng trong việc đánh giá những kết quả, phát hiện của báo cáo đạt được. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác để thu được kết quả trong Báo cáo nghiên cứu.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài được kết cấu như sau:
Mở đầu
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hẹp bất bình đẳng xã hội
Chương II: Đánh giá thực trạng bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam và chính sách thu hẹp bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua
Chương III: Các quan điểm định hướng và kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hẹp bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam trong những năm tới
Kết luận
6. Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu năm 2014 đánh giá:Khá
7. Báo cáo của đề tài được lưu tại: Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...