Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp
Nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp

17/12/2013 - 14281 lượt xem

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: Quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp

- Cấp quản lý: Cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Ngô Minh Tuấn – Nghiên cứu viên, Ban Chính sách dịch vụ công

3. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm 3 mục tiêu cụ thể sau: (i) Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực; (ii) Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam; và (iii) Quan điểm, định hướng và giải pháp đổi mới quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực.

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, khái niệm quản lý nhà nước được hiểu là xem xét vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực, được thể hiện qua những nội dung chính sau đây:  (i) Vai trò định hướng phát triển  nguồn nhân lực: thông qua việc ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển nguồn nhân lực; (ii) Vai trò thực hiện tạo khuôn khổ pháp luật và môi trường cho việc phát triển nguồn nhân lực: bao gồm việc ban hành các luật lệ, chính sách đối với các ngành, lĩnh vực liên quan đến phát triển nguồn nhân lực; (iii) Vai trò can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển nguồn nhân lực: thông qua tài trợ ngân sách, trực tiếp cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản, các công cụ khuyến khích phát triển ngồn nhân lực; và (iv) Vai trò kiểm tra, giám sát và thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tiếp cận theo định nghĩa nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp (dân số trong độ tuổi lao động) và tập trung vào các chính sách trí lực và thể lực cho người lao động.

- Thời gian nghiên cứu: hiện tại và nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai đến năm 2020.

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiếp cận theo cách tiếp cận theo chức năng quản lý nhà nước: bao gồm chức năng xây dựng  chính sách (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển nguồn nhân lực); chức năng dự báo; chức năng tổ chức, điều hành nhằm tác động, tổ chức, điều chỉnh quá trình phát triển nguồn nhân lực. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích tổng hợp, nghiên cứu so sánh, thảo luận nhóm

5. Kết quả nghiên cứu đạt được:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, các kết quả nghiên cứu của đề tài trình bày thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực

Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực

Chương III: Quan điểm, định hướng và giải pháp đổi mới quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực

6. Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu năm 2013 đánh giá: Xuất sắc

7. Báo cáo của đề tài được lưu tại: Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

 


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi