Đánh giá chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam
Hoạt động

Đánh giá chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

17/12/2013 - 6884 lượt xem

Tóm tắt đề tài cấp Bộ

1. Tên đề tài: Đánh giá chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

- Cấp quản lý: cấp Bộ

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lê Minh Ngọc, ban Nghiên cứu Thể chế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề xuất và kiến nghị đồng bộ cơ chế chính sách phát triển 4 vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở rà soát đánh giá chính sách hiện hành và các lý luận có liên quan.         

4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chính sách ưu đãi hiện hành của chính phủ Trung ương áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về không gian: 4 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam là vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

- Về thời gian: từ năm 1997 khi mà Thủ tướng Chính phủ bắt đầu ký quyết định thành lập các vùng kinh tế trọng điểm.

- Về nội dung: Đề tài giới hạn việc nghiên cứu đánh giá các chính sách ưu đãi hiện hành của Trung ương áp dụng cho vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài đi từ lý thuyết về cực tăng trưởng và các lý thuyết liên quan, cộng với các lý luận về quá trình chuyển đổi và xem xét kinh nghiệm quốc tế là những yếu tố tác động dẫn đến việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong thời gian qua với mục tiêu phát triển và quan điểm phát triển cho từng vùng. Để đạt được mục tiêu phát triển và đảm bảo tuân thủ quan điểm phát triển, Nhà nước trong thời gian qua đã đưa ra một loạt những cơ chế, chính sách ưu đãi áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm. Đề tài đặt trọng tâm vào đánh giá các cơ chế và chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng tại các vùng kinh tế trọng điểm và đưa ra các kiến nghị về chính sách theo hướng điều chỉnh sự không phù hợp của các chính sách hiện hành và bổ sung các chính sách còn thiếu giúp cho các vùng kinh tế trọng điểm nhằm đạt được mục tiêu hình thành của vùng.

Để thực hiện các nội dung đặt ra trong đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: Thu thập và tổng hợp các tài liệu về lý luận chuyển đổi nền kinh tế, lý luận hội nhập kinh tế quốc tế, lý luận về cực tăng trưởng, lý luận về phát triển cluster, lý luận về cạnh tranh, những tài liệu liên quan đến hoạt động của các cơ quan liên quan trong vùng kinh tế trọng điểm, các kết quả nghiên cứu trước đây về nền kinh tế trọng điểm, các số liệu về phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong và ngoài vùng kinh tế trọng điểm.

- Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, thảo luận để lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển vùng tại Trung ương và địa phương về đánh giá các chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng cho vùng kinh tế trọng điểm.

- Phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát thực tế và làm việc với một số cán bộ tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các tỉnh xung quanh vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ để đánh giá các chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng cho vùng kinh tế trọng điểm. Do quy mô kinh phí cấp cho đề tài nghiên cứu có hạn không đủ cho các chuyến khảo sát nên nhóm nghiên cứu cũng sẽ cố gắng kết hợp với các hoạt động khảo sát phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khác của ban để lấy kết quả phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.

5. Kết quả nghiên cứu

Đề tài được kết cấu như sau:

Mở đầu

Chương I: Lý luận và bối cảnh chung liên quan đến chính sách ưu đãi cho vùng kinh tế trọng điểm  

Chương II: Đánh giá chính sách ưu đãi áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Chương III: Định hướng giải pháp thúc đẩy tác động lan tỏa và hạn chế tác động tiêu cực của những vùng kinh tế trọng điểm đến các vùng xung quanh

Kết luận

6. Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu năm 2013 đánh giá: khá

7. Báo cáo của đề tài được lưu tại: Thư viện của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

                                                                                                                       

 

 


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi