18/12/2013 - 7630 lượt xem
Tóm tắt đề tài cấp Bộ
1. Tên đề tài: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản Việt Nam.
- Cấp quản lý: Cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài có 3 mục tiêu cơ bản
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quốc tế về sự phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt của thị trường tài chính và thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường (về khái niệm, về thực tiễn và những vấn đề phái sinh cũng như các bài học từ Nhật Bản; Hoa Kỳ…)
- Xem xét và đánh giá thực tiễn sự phát triển và vận hành của thị trường tài chính và thị trường bất động sản Việt Nam (kiểm định tính đồng bộ và thông suốt của hai thị trường này của Việt Nam, tìm những nguyên nhân cũng như những thành tựu, tồn tại của những mối liên hệ này).
- Đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm tiếp tục phát triển một cách đồng bộ và vận hành một cách thông suốt hai thị trường này trong bối cảnh phát triển động bộ vvà vận hành thông suốt các loại hình thị trường của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của Đề tài này là sự phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt của hai thị trường BĐS và tài chính. Đề tài này cũng xem xét các mối liên hệ thông qua các kênh tác động lẫn nhau của hai thị trường. Đề tài này không đi sâu vào nghiên cứu sự phát triển nội tại cũng như các giải pháp phát triển nội tại của mỗi thị trường (những nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của mỗi thị trường đã được thực hiện ở nhiều nghiên cứu khác).
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong khuôn khổ đề tài này, phạm vi đối tượng nghiên cứu được giới hạn: thị trường tín dụng ngân hàng chính thức; thị trường chứng khoán chính thức; bất động sản đô thị chính thức.
- Thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về thời gian của đề tài là từ năm 2005 đến 2012, chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2007, khi mà nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào WTO.
- Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của đề tài, trong quá trình nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau:
- Rà soát, tổng thuật tài liệu để tập hợp các nghiên cứu quốc tế về vấn đề phát triển và vận hành của hai thị trường tài chính và bất động sản.
- Phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có sẵn về lý luận và thực tiễn quốc tế tốt.
- Rà soát và phân tích hệ thống các quy định hiện hành về phát triển thị trường tài chính và thị trường bất động sản.
- Phân tích đánh giá sự phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt của hai thị trường này.
- Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia, các nhà lập chính sách, các nhà hoạt động trong hai thị trường.
5. Kết quả nghiên cứu đạt được:
Kết cấu đề tài gồm ba chương. Chương I là cơ sở lý luận về phát triển đồng bộ và thông suốt TTTC và TTBĐS. Trong đó, làm rõ cơ sở khoa học của sự phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt TTTC và TTBĐS, kinh nghiệm quốc tế và những bài học rút ra cho Việt Nam. Chương II nêu lên thực trạng phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt hai loại thị trường ở Việt Nam. Trong đó, đánh giá sự phát triển của TTTC và TTBĐS, thực trạng của các kênh tác động giữa hai loại thị trường và đánh giá về sự phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt giữa hai loại thị trường này ở Việt Nam hiện nay. Chương III đưa ra một số kiến nghị, giải pháp thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt TTTC và TTBĐS đặt trong đinh hướng, quan điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung, TTTC, TTBĐS nói riêng ở Việt Nam hiện nay
6. Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu năm 2013 đánh giá: Xuất sắc
7. Báo cáo của đề tài được lưu tại: Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)