13/04/2016 - 8830 lượt xem
Tóm tắt đề tài
1. Tên đề tài: Điều chỉnh chính sách công nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Cấp quản lý: cấp Bộ
- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Phan - Nghiên cứu viên Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất một số điều chỉnh chính sách công nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách công nghiệp và điều chỉnh chính sách công nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ ra một số kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong điều chỉnh chính sách mà Việt Nam có thể học hỏi. Đề xuất một số nguyên tắc trong việc xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp nhằm phát triển các ngành công nghiệp và đảm bảo tuân thủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
+ Nghiên cứu một số ràng buộc đối với chính sách công nghiệp khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại lớn như WTO, TPP, các hiệp định khung trong AEC.
+ Đề xuất một số điều chỉnh chính sách công nghiệp.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự điều chỉnh chính sách công nghiệp của Việt Nam và các cam kết quốc tế liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm các trường hợp thành công và thất bại của việc điều chỉnh chính sách công nghiệp trên thế giới trong ba ngành cụ thể là ngành điện tử, đóng tàu và ô tô và trong một ngành công nghiệp của Việt Nam (ngành công nghiệp điện tử). Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia, các nhà lập chính sách, các nhà nghiên cứu có hiểu biết sâu về vấn đề nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc rà soát và tìm hiểu sự phù hợp của các nội dung và một số công cụ chính sách phát triển ngành công nghiệp ưu tiên (mục (c) Hình 1) của Việt Nam với ba Hiệp định mà Việt Nam đang tham gia là WTO, TPP, và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu các điều chỉnh các chính sách công nghiệp tại Việt Nam. Về kinh nghiệm quốc tế sẽ chọn lọc một số trường hợp tiêu biểu, bao gồm cả thành công và thất bại trong xây dựng và điều chỉnh chính sách công nghiệp của ba ngành công nghiệp tại một số quốc gia và nền kinh tế trong khu vực. Cụ thể là điều chỉnh chính sách trong ngành công nghiệp đóng tầu của Hàn Quốc, Philippin và Indonexia; điều chỉnh chính sách công nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan, Malaixia và điều chỉnh chính sách trong ngành công nghiệp điện tử của Philippin, Đài Loan.
+ Về thời gian: Các chính sách công nghiệp của Việt Nam được nghiên cứu trong khoảng từ năm 2005 trở lại đây. Trường hợp kinh nghiệm quốc tế, khoảng thời gian nghiên cứu về điều chỉnh chính sách thay đổi theo từng quốc gia nhưng nhìn chung từ năm 1960 trở lại đây.
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài được kết cấu như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách công nghiệp
- Chương 2: Thực trạng chính sách công nghiệp tại Việt Nam
- Chương 3: Kiến nghị điều chỉnh chính sách công nghiệp và một số giải pháp thực hiện trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Kết luận
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...