Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng tập đoàn kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng tập đoàn kinh tế Việt Nam

15/02/2015 - 17071 lượt xem

Tóm tắt đề tài

1. Tên đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”

- Cấp quản lý: cấp Nhà nước

- Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan quản lý: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Kim Hào, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí quản lý kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát của Đề tài là Xác lập hệ thống luận cứ khoa học mới trong việc nghiên cứu lý luận cơ bản và tổng kết những vấn đề thực tiễn trọng yếu gắn trực tiếp với xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam; đề xuất hệ thống quan điểm mới, mô hình các giải pháp mới ở tầm chính sách để xây dựng, phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam đến năm 2020 - tầm nhìn 2030. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ trực tiếp cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển tập đoàn kinh tế; phục vụ cho việc soạn thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về vấn đề có liên quan.

Các mục tiêu cụ thể của Đề tài bao gồm: (1) Làm rõ hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản; kinh nghiệm quốc tế của một số nước trên thế giới về việc hình thành, xây dựng, phát triển quản lý các tập đoàn kinh tế và những bài học đối với Việt Nam hiện nay; (2) Đánh giá thực trạng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam: điều kiện,  nhu cầu, nhận thức, chủ trương và thực trạng; (3) Dự báo, phân tích bối cảnh mới trong nước và quốc tế, tác động và những yêu cầu mới đặt ra đối với việc cấu trúc lại; nâng cao chất lượng, hiệu quả, vai trò, năng lực thích ứng, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân Việt Nam; (4) Đề xuất và luận chứng những quan điểm mới, mô hình, hệ thống giải pháp mới bảo đảm phát triển bền vững các tập đoàn kinh tế (Nhà nước và tư nhân) của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020; tầm nhìn đến năm 2030.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng tập đoàn kinh tế Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020; tầm nhìn đến năm 2030

Phạm vi nội dung: Đề tài gồm 6 nội dung nghiên cứu lớn, gồm có:

Nội dung 1: Cơ sở lý luận về hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế;

Nội dung 2: Kinh nghiệm quốc tế về hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các tập đoàn kinh tế;

Nội dung 3: Chủ trương, chính sách về hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua;

Nội dung 4: Thực tiễn xây dựng và hoạt động của tập đoàn kinh tế Việt Nam;

Nội dung 5: Dự báo và những yếu tố mới tác động đến việc phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân Việt Nam trong thời gian tới;

Nội dung 6: Quan điểm định hướng và các giải pháp kiến nghị nhằm phát triển bền vững các tập đoàn kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020; tầm nhìn đến năm 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

- Phương pháp truyền thống: bao gồm tổng quan tài liệu, tổng hợp, thống kê, so sánh, mô tả, bản đồ hoá, lấy ý kiến chuyên gia và khảo sát thực tiễn nắm bắt tình hình thông qua các cuộc làm việc, trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và Trung ương, với các doanh nghiệp

- Điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin bổ trợ cho những đánh giá phân tích định tính và định lượng.

- Phương pháp kinh tế lượng nhằm đánh giá hiệu quả và dự báo kinh tế.

 

Liên hệ:

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Kim Hào

Email: Tkhao@mpi.gov.vn

- Ban Thư ký, quản lý đề tài:

KS. Bùi Văn Dũng, Email: Bvdung@mpi.gov.vn

ThS. Phạm Đức Trung, Email: Pdtrung@mpi.gov.vn

ThS. Nguyễn Thị Luyến, Email: Luyennt@mpi.gov.vn

ThS. Hoàng Văn Cương, Email: CuongHgV@mpi.gov.vn; hoặc CuongHgV@yahoo.com.


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi