Công bố “Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2007”
Tin tức

Công bố “Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2007”

08/05/2008 - 1759 lượt xem

Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2007 tập trung vào hai nội dung chính: Kinh tế Việt Nam năm 2007 - một số vấn đề, và triển vọng Kinh tế Việt Nam 2008.

Kinh tế Việt Nam năm 2007 - một số vấn đề:

· Quan hệ tương tác giữa cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách thể chế kinh tế, với tiến trình hội nhập, gia nhập WTO đã trở nên chặt chẽ hơn.

· Vị thế trên trường quốc tế của Việt Nam năm 2007 được nâng cao đáng kể; niềm tin vào tiềm năng phát triển và tiến trình cải cách kinh tế của Việt Nam ngày càng được củng cố.

· Việt Nam đã thể hiện tốt hơn lợi thế so sánh (tĩnh) vốn có của mình. Lợi thế so sánh động bước đầu được nhen nhóm nhờ cạnh tranh, tận dụng qui mô kinh tế và FDI.

· Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 8,5% (xem bảng 1). Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1997. Nhưng cũng khó có thể nói đây là một con số thật ấn tượng. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2007 quá cao, tới 44%.Sự sôi động của thị trường tài chính, hoạt động ngân hàng, và thị trường bất động sản ít chuyển hóa sang nền kinh tế thực. Khu vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm vẫn chiếm chưa tới 2,0% GDP năm 2007.

Bảng 1: Tăng trưởng GDP, 2003-07 (%)

 

2003

2004

2005

2006

2007

Tốc độ tăng (%)

     GDP

7,34

7,79

8,44

8,17

8,48

Nông-lâm-thủy sản

3,62

4,36

4,02

3,40

3,40

Công nghiệp-xây dựng

10,48

10,22

10,69

10,37

10,60

Dịch vụ

6,45

7,26

8,48

8,29

8,68

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực về thể chế, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và các chuẩn mực kinh tế thị trường.

· Sự hụt hẫng về kỹ năng nguồn nhân lực cũng đang ngáng trở tăng trưởng có chất lượng và phát triển bền vững.

· Kết cấu hạ tầng yếu kém đã và đang gây nhiều tổn phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
. Chính những yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực đã hạn chế việc thực hiện vốn FDI ở mức độ đáng kể.

· Một điểm nữa là sự lộ diện rõ ràng hơn những rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô. Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 lên tới 12,6%, cũng là mức cao nhất kể từ năm 1997.
· Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác cũng đang chỉ ra những dấu hiệu đáng lo ngại như thâm hụt thương mại lên tới hơn 15,8% GDP
· Rủi ro bất ổn xã hội cũng là một vấn đề không thể xem thường (phân hóa xã hội về thu nhập đã tăng lên.) Áp lực xã hội tăng còn do cách nhìn nhận chất lượng cuộc sống có những thay đổi căn bản, đầy đủ hơn.

Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2008

Kinh tế thế giới năm 2008 được dự báo tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2007. Những biến động khó lường của kinh tế thế giới, kéo theo sức ép lạm phát và nhiều rủi ro đi kèm cũng là những nhân tố có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam. Đây là những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và cả trong các năm tiếp theo. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế8,5- 9,0% và kiềm chế lạm phát ở mức 11-12% cho năm 2008 là rất khó thực hiện và điều quan trọng hơn, là cần chỉnh đổi để có những biện pháp chính sách xử lý thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tài chính, dần trở lại ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền móng vững chắc hơn cho tăng trưởng bền vững

Theo Kịch bản cơ bản, GDP năm 2008 tăng 7,2%, mức lạm phát (trung bình) là 19,4%, xuất khẩu tăng 26,2% và cán cân thương mại thâm hụt ở mức tương đương 17,3% GDP. Đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế theo 3 khu vực chính -khu vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng và dịch vụ, tương ứng là 3,2; 8,2 và 7,9.

Kịch bản ”bi quan” cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2008 giảm khoảng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo theo Kịch bản cơ bản.
Theo Kịch bản lạc quan, tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt ở mức 7,6%.

Bảng 2: Kết quả dự báo một số chỉ tiêu kinh tế 2008

 

Kịch bản

cơ bản

Kịch bản

lạc quana

Kịch bản

bi quana

Kết quả

 

 

 

GDP (giá 1994)

7,2

7,6

6,7

Lạm phát (CPI) (mức trung bình)

19,4

16,7

22,3

 

Nhìn chung, các kết quả dự báo từ mô hình kinh tế lượng vĩ mô cho thấy, trong năm 2008 nền kinh tế Việt Nam sẽ khó có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhưnăm 2007. Một số chỉ tiêu dự báo trong đó có chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP theo kịch bản cơ bản thấp xa so với các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Kết quả dự báo từ mô hình cũng cho thấy, lạm phát vẫn đứng ở mức cao và cao hơn so với mức năm 2007 và nhập siêu còn lớn, chưa thể khắc phục ngay trong ngắn hạn. Điều này một lần nữa cho thấy mục tiêu tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2008 cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Tiềm năng phát triển của Việt Nam là rất lớn. Đẩy mạnh cải cách cơ cấu (khu vưc DNNN; phát triển khu vực tư nhân), thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế trong đó có các cam kết WTO cũng như “giải tỏa” các nút thắt cổ chai (về thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực) là những công việc cần được tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2008. Đây là những nền tảng hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam. Đồng thời, cần nhận thức đầy đủ hơn tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình trạng rủi ro bất ổn vĩ mô gia tăng để có phương thức xử lý thích hợp, cho dù có thể phải giảm tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn.

Việt Nam đã bước vào giai đoạn cải cách và phát triển mới. Cải cách trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi không chỉ bản lĩnh chính trị, quyết tâm lớn mà cả trí tuệ cũng phải vươn lên tầm cao mới. Những vấn đề đang phải xử lý rất phức tạp, nhạy cảm. Thách thức đối với việc hoạch định và thực thi chính sách năm 2008 là vô cùng to lớn. Nhận thức hết thời cơ mới cho sự phát triển đất nước đồng thời với việc nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng gai góc hiện nay chính là nền tảng suy tính để vượt qua khó khăn trước mắt và đảm bảo tiềm năng phát triển đã và đang khơi dậy được bền vững.

 

 


Tin tức khác