16/03/2012 - 2407 lượt xem
Doanh nghiệp xã hội được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập. Tính tự phát, năng động đặc thù này khiến cho nhận thức của xã hội luôn bị bỏ lại rất xa so với thực tiễn sinh động của mô hình DNXH. Hiện nay, ở nước ta có gần 200 tổ chức được xem có đầy đủ các đặc điểm của DNXH, các tổ chức đi tiên phong được thành lập từ thập niên 1990, tuy nhiên khái niệm về DNXH vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
Doanh nghiệp xã hội là gì?
DNXH đầu tiên xuất hiện ở nước Anh từ thế kỷ 17. Trong các thế kỷ tiếp theo, lần lượt các mô hình tín dụng vi mô, hợp tác xã, nhà ở xã hội, hội ái hữu... đã ra đời và được nhân rộng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, DNXH chỉ phát triển mạnh mẽ và trở thành một phong trào rộng lớn trên thế giới như hiện nay kể từ đầu những năm 1980, khi mô hình Nhà nước phúc lợi dần nhường chỗ cho quan điểm đổi mới vai trò của nhà nước theo hướng tinh giản, nhỏ gọn, chia sẻ và chuyển một phần chức năng cung cấp phúc lợi xã hội cho khu vực thứ ba là các tổ chức đứng giữa khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân. Số liệu năm 2005 cho thấy nước Anh có tới 55.000 DNXH, với doanh thu 27 tỷ Bảng, sử dụng 475.000 lao động và đóng góp 8,4 tỷ Bảng/năm cho GDP. Trên phạm vi toàn cầu, phong trào DNXH cũng nở rộ, điển hình nhất là mô hình Grameen Bank của Bangladesh và người sáng lập được trao giải thưởng Nobel năm 2006. Nhiều quốc gia đã chính thức công nhận DNXH và tạo lập khung khổ pháp lý, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển DNXH ở nước mình để khu vực này trợ giúp lại Nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu xã hội.
Mặc dù vậy, thực tiễn phong phú của các DNXH cũng làm cho các quan điểm về khái niệm DNXH rất đa dạng, nhiều chiều. Nhìn chung, DNXH là một mô hình tổ chức có 3 đặc điểm then chốt sau đây:
- Đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập;
- Sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt mục tiêu xã hội đó;
- Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng, và mục tiêu xã hội.
Ngoài ra, hầu hết DNXH còn có một số đặc điểm nổi bật khác, như: (i) có cấu trúc sở hữu mang tính xã hội; (ii) nguồn thu được lấy từ hoạt động kinh doanh và tài trợ; (iii) hiệu quả hoạt động cần được đánh giá trên cả hai mặt kinh tế và xã hội; (iv) phục vụ nhu cầu của nhóm đáy, là những người nghèo, yếu thế, bị lề hóa trong xã hội; (v) sáng kiến, cách tiếp cận ‘từ dưới lên’; (vi) cởi mở và liên kết; (vii) gắn chặt với vai trò của DNhXH; (viii) nhân viên của DNXH là những người làm công tác xã hội (vẫn có lương, không phải là tình nguyện viên).
DNXH thường được nhận diện như một mô hình ‘lai’ (hybrid) giữa hai loại hình tổ chức phi chính phủ/ phi lợi nhuận và doanh nghiệp. Trên thực tế, mô hình DNXH có thể áp dụng với nhiều loại hình tổ chức và có địa vị pháp lý khác nhau, như NGO, công ty TNHH, CP, HTX, Quỹ, hội, câu lạc bộ... Cũng cần phân biệt rõ, DNXH hoàn toàn khác với khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hay Thương mại công bằng (FT), mặc dù các mô hình này
có thể kết nối, lồng ghép. Đáng chú ý, việc DNXH dựa trên những sáng kiến xã hội mà ở đó hoạt động kinh doanh được sử dụng để đem lại một giải pháp xã hội bền vững, tạo ra cho DNXH những ưu thế như tính tự chủ về tổ chức, bền vững về tài chính, hiệu quả và quy mô về tác động xã hội.
Trong giai đoạn trước Đổi mới, Việt Nam cũng đã có một số mô hình có thể được coi là các DNXH, đó là các HTX tạo việc làm cho người khuyết tật. Sau 1986, đường lối Đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước đã thực sử tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ thiện, phát triển cộng đồng trong và ngoài nước. Từ giữa những năm 1990, một số DNXH thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhận thức xã hội vẫn
in đậm sự tách bạch giữa hai loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận và các tổ chức NGO không vì lợi nhuận, do đó các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế. Từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có xu hướng giảm, không ít tổ chức NGO đã chuyển đổi thành DNXH để tìm hướng đi mới cho mình.
Cùng thời điểm này, các khái niệm về DNXH đã được một số tổ chức, như Hội đồng Anh và Trung tâm CSIP, giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi ở Việt Nam. Hàng chục DNXH mới đã được CSIP ‘ươm tạo’ thông qua quy trình tuyển chọn, công nhận và hỗ trợ của trung tâm. Hiện nay, DNXH của Việt Nam có thể được phân loại thành 3 nhóm như sau: (i) các DNXH phi lợi nhuận thường là các NGO đổi mới hoạt động bằng việc thành lập các nhánh kinh doanh để tăng cường khả năng tự vững; (ii) các DNXH không vì lợi nhuận là các DNXH mới hoạt động chủ yếu dưới các hình thức công ty; (iii) DNXH định hướng xã hội, có lợi nhuận thường là các HTX, Quỹ tín dụng... Theo ước tính số lượng các tổ chức có tiềm năng để trở thành DNXH ở Việt Nam hiện lên tới 25.600 tổ chức các loại. Đó là chưa kể đến các Cơ sở ngoài công lập phi lợi nhuận, các DNNN cung cấp dịch vụ công ích, Đơn vị sự nghiệp công lập và Tổ chức KH&CN công lập được Nhà nước khuyến khích chuyển đổi hoạt động sang mô hình doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, đều có thể áp dụng mô hình DNXH.
Làm thế nào để phát triển DNXH tại Việt Nam?
Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này cho thấy Chính phủ Anh đưa ra khái niệm về DNXH và Chiến lược phát triển DNXH từ năm 2002. Năm 2005, một loại hình pháp lý mới của doanh nghiệp là Công ty vì lợi ích cộng đồng (CIC) dành riêng cho DNXH được quy định, đây là một loại hình doanh nghiệp duy nhất đuợc bổ sung trong 100 năm qua. Các DNXH có thể lựa chọn đăng ký dưới hình thức CIC nhưng không bắt buộc. Hiện có khoảng 2.500 công ty CIC, đa số các DNXH còn lại ở Anh vẫn hoạt động dưới hình thức NGO. Đáng chú ý, Chính phủ Anh
đặt DNXH trong một chiến lược tổng thể thúc đẩy sự phát triển và tham gia của khu vực Thứ ba, bao gồm cả các tổ chức NGO, thiện nguyện, cộng đồng và nhóm tình nguyện. Về thể chế, Chính phủ Anh thành lập bộ phận chuyên trách về DNXH (SEnU) thuộc Văn phòng khu vực Thứ ba, đặt dưới Văn phòng Nội các. Ở Mỹ, Chính phủ liên bang lại thành lập Văn phòng Sáng kiến xã hội và sự tham gia của công dân hoạt động như một tổ chức NPO, và cũng tạo lập một loại hình doanh nghiệp mới- Công ty lợi nhuận thấp (L3C) cho các DNXH.
Ở châu Á, Chính phủ Hàn Quốc ban hành Luật Phát triển DNXH từ năm 2007 và thiết lập Ủy ban hỗ trợ DNXH trực thuộc Bộ Lao động để điều phối các chương trình khuyến khích, hỗ trợ DNXH. Mối quan tâm lớn nhất của Hàn Quốc đối với DNXH là hiệu quả tạo việc làm đặc biệt trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Chính phủ Thái Lan cũng thành lập Ủy ban khuyến khích DNXH thuộc Văn phòng Thủ tướng từ năm 2009, Văn phòng Thái về DNXH trực tiếp nghiên cứu, lập chính sách phát triển DNXH từ năm 2010. Một bản Chiến lược phát triển, Nghị định về
DNXH đã được ban hành năm 2010-2011, và hiện tại một văn bản Luật đang được dự thảo. Chính phủ Singapore thành lập Phòng DNXH đặt trong Bộ Phát triển cộng đồng, Thanh niên và Thể thao từ năm 2006, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của DNXH trong việc giúp Chính phủ tạo việc làm cho nhóm cộng đồng yếu thế.
Trong khi đó, các DNXH của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn từ vấn đề nhận thức về DNXH còn hạn chế, chưa được công nhận chính thức từ phía nhà nước, thiếu một địa vị pháp lý rõ ràng, hạn chế về nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận vốn, kỹ năng quản lý điều hành kinh doanh và gắn kết cộng đồng, cũng như một hệ thống các tổ chức trung gian, dịch vụ hỗ trợ có tính kết nối...
Việt Nam tuy bước qua một ngưỡng phát triển mới, nhưng vẫn nằm trong nhóm nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp. Đất nước vẫn còn nghèo, trong khi đó quá trình tăng trưởng kinh tế lại đặt ra rất nhiều vấn đề xã hội- môi trường mới nảy sinh. Ước tính có đến 24 triệu người (28% dân số) thuộc diện đối tượng cần hỗ trợ, bao gồm: hộ nghèo và cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hòan cảnh đặc biệt, người mãn hạn tù, người bị nhiễm HIV/AIDS, người già neo đơn. Bên cạnh đó là hàng loạt các vấn đề khác như bạo lực xã hội, lối sống không lành mạnh, stress của dân đô thị, giáo dục và y tế đều ở tình trạng quá tải, bất hợp lý, thực phẩm an toàn, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn văn hóa...
Rõ ràng, đã đến lúc để Chính phủ cần coi các DNXH như những đối tác chia sẻ gánh nặng, giúp Chính phủ thực hiện các mục tiêu xã hội. Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo lập khung khổ pháp lý, chính thức công nhận, và đề ra các chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ các DNXH, cũng như thể chế thực hiện các chính sách đó là vô cùng cần thiết.
Tệp đính kèm:
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)