16/05/2012 - 1719 lượt xem
1. Nghiên cứu sinh: Trần Thị Anh Thư
2. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế. Mã số: 62.34.01.01
3. Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
4. Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận và thực tiễn
4.1. Về lý luận.
-Hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận tăng về cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một số tác giả trong nước và thế giới.
- Đã đưa ra và làm rõ hơn nội hàm khái niệm về tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.
- Trên cơ sở tổng quan về mặt lý luận tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã phân tích và đề xuất ra hai mô hình phân tích năng lực cạnh tranh mà tác giả thấy phù hợp nhất với đặc điểm của VNPT kết hợp đề xuất sử dụng 9 nhóm chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của VNPT. Những đề xuất này thể hiện đóng gópmới về mặt lý thuyết của luận án.
- Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm tăng cường năng lực cạnh tranh của một số tập đoàn BCVT quốc tế như Bưu chính Úc, Tập đoàn Điện tử Viễn thông Hàn Quốc, Tập đoàn Viễn thông NTT DoMoCo, Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc và Viettel, đã rút ra 8 bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo về tăng cường năng lực cạnh tranh đối với VNPT.
4.2. Về thực tiễn.
- Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT giai đoạn 2006-2010, luận án đã nêu bật được các thành tựu chính, phát hiện được các bất cập làm hạn chế khả năng tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong thời gian qua.
- Phân tích các cơ hội, thách thức đối với VNPT gắn với mục tiêu, định hướng phát triển bưu chính viễn thông trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO để đưa ra quan điểm của tác giả về tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.
- Đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO, trong đó đóng góp nổi bật của luận án là đã đề xuất các nhóm giải pháp trọng tâm áp dụng theo lộ trình từng thời kỳ phát triển từ 2011 đến 2020 sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, kể cả các giải pháp cần thực hiện ngay để tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT trong bối cảnh, điều kiện mới.
Trên đây là những đóng góp mới về lý luận, thực tiễn của luận án.
Tệp đính kèm:
Ban_tom_tat.pdf
Ban_luan_an_day_du.pdf
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)