26/09/2013 - 1795 lượt xem
Cuộc Toạ đàm diễn ra tại CIEM từ 8 giờ 30 phút đến 12h 00 phút ngày 28/10/2013 dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Cuộc Tọa đàm còn có sự tham gia của TS. Olin McGill và TS. Đặng Quang Vinh – hai chuyên gia do TATF mời - và ông Nguyễn Anh Dương – Phó Trưởng ban Chính sách vĩ mô của CIEM, đồng thời là đại diện của Việt Nam tại Uỷ ban kinh tế APEC, và ông Phan Đức Hiếu – Phó Trưởng ban phụ trách Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM. Ngoài ra, cuộc Tọa đàm còn có các chuyên gia trong nước đến từ các cơ quan, doanh nghiệp, công ty như Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội, Investconsult Group, và một số các quan khách khác…
Phát biểu khai mạc cuộc Tọa đàm, TS. Nguyễn Đình Cung nhiệt liệt hoan nghênh về việc chia sẻ góc nhìn và đánh giá từ bên ngoài về các vấn đề liên quan đến khởi sự doanh nghiệp của Việt Nam, qua đó để có thể tìm kiếm những ý tưởng mới cho việc cải cách. TS. Nguyễn Đình Cung cũng nhấn mạnh kỳ vọng rất nhiều vào việc khởi sự doanh nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và mong muốn các chuyên gia nước ngoài có cái nhìn nhận và đánh giá thấu đáo vào việc khởi đầu kinh doanh tại Việt Nam.
Mở đầu phần toạ đàm, TS. Olin McGill đặt vấn đề với câu hỏi “Vấn đề nào làkhó khăn lớn nhất cho việc khởi đầu kinh doanh?” Một số vấn đề đã được nêu ra như việc huy động vốn, mặt bằng, quy trình thủ tục, việc khởi sự kinh doanh liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, khởi sự kinh doanh liên quan đến các ngành nghề như giáo dục, y tế v.v… Ông Nguyễn Anh Dương cho rằng mối quan tâm hiện nay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi khởi sự doanh nghiệp tại Việt Nam là làm thế nào để hài hoà hóa các thủ tục liên quan với quy trình chung ở nhiều nền kinh tế khác nhằm giảm các chi phí khởi sự doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam.
Tiếp đó, TS. Olin McGill giới thiệu một số vấn đề liên quan đến việc khởi sự doanh nghiệp, Ông cho biết mục đích và những sáng kiến vào năm 2015 đối với Chương trình Tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh - bao gồm: khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận tín dụng, thực thi hợp đồng, thương mại qua biên giới, cấp phép xây dựng – nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh với thủ tục đơn giản hơn, nhanh hơn và chi phí thấp hơn; đưa ra các ưu tiên và các vấn đề về thu thập thông tin trong việc khởi sự doanh nghiệp. Đồng thời, TS. TS. Olin McGill cũng đưa ra các kinh nghiệm quốc tế từ Ma-lai-xi-a và Gru-di-a về khởi sự doanh nghiệp; lượng hoá các chi phí của việc không hiệu quả và kết quả thu được từ cải cách.
Ông Vinh (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) cho rằng đã có những thời điểm, việc cải cách có những tiến bộ rất đáng kể, thuận lợi; hồ sơ thủ tục và việc quản lý doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức hiện đại hoá, đồng thời việc công khai hoá quy trình, thủ tục và điều kiện cũng được thực hiện rất tốt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự trợ giúp của tổ chức quốc tế, cũng đã xây dựng được quy trình điện tử và trên đó công khai quy trình thủ tục, hướng dẫn tỉ mỉ cho nhà đầu tư dễ dàng thực hiện các thủ tục khởi sự doanh nghiệp của mình và chi phí cho việc thực hiện thủ tục này là không đáng kể. Ông Vinh cũng cho biết thêm, bên cạnh việc phát triển một cách mạnh mẽ, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, thì còn một số vấn đề cần phải xem xét và giải quyết. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc khởi sự kinh doanh và Chính phủ Việt Nam cũng đang có lộ trình cũng như chuẩn bị một bộ thủ tục và quy định tiến bộ hơn.
Tại cuộc toạ đàm, nhiều câu hỏi đã được nêu lên, đề cập tới các khó khăn, những vấn đề liên quan tới rào cản pháp lý và thực tiễn đối với gia nhập thị trường: đăng ký kinh doanh và cấp phép nhằm xác định các vấn đề pháp lý quan trọng nhất và các phương án lựa chọn để cải thiện việc tuân thủ các quy định pháp lý này, xác định các rào cản khác đối với việc thành lập doanh nghiệp và các giải pháp tạo thuận lợi cho việc khởi sự doanh nghiệp.
Kết thúc toạ đàm, TS. Nguyễn Đình Cung phát biểu mong muốn dự án sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến, thảo luận liên quan vấn đề khởi sự doanh nghiệp để thúc đẩy và tăng khả năng cải cách, tìm ra nhiều ý tưởng, giải pháp giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn. Trên cơ sở ý kiến tại cuộc Tọa đàm và tham vấn từ các cơ quan liên quan, TS. Olin McGill và TS Đặng Quang Vinh sẽ phối hợp và nhanh chóng hoàn thành Báo cáo về nội dung Khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam để gửi CIEM và các cơ quan liên quan của Việt Nam xem xét, cho ý kiến. Tuy vậy, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh rằng hoạt động này cần được duy trì và nâng tầm nhằm hướng tới những cải cách căn bản hơn và lâu dài hơn đối với quá trình khởi sự doanh nghiệp nói riêng và môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung.
Nguồn: CIEM
Tệp đính kèm:
OM_SAB_Stakeholder_Workshop1.ppt
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)