25/03/2014 - 2644 lượt xem
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc
Khách mời danh dự với tư cách diễn giả chính của Phiên khai mạc là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bà Helen Clark, Tổng giám đốc UNDP.
Các chuyên gia, học giả Việt Nam và quốc tế chụp ảnh lưu niệm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bà Helen Clark, Tổng giám đốc UNDP
Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam, lãnh đạo các tổ chức quốc tế và một số đại biểu quốc tế. Diễn giả chính của Hội thảo là các các chuyên gia, học giả Việt Nam và quốc tế có uy tín trong lĩnh vực cải cách kinh tế, tăng trưởng bền vững và toàn diện.
Hội thảo chia làm ba phiên thảo luận các chủ đề cụ thể. Phiên thứ nhất về Cải cách kinh tế: Thách thức cho tăng trưởng bao trùm; Phiên thứ hai thảo luận về Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững bao gồm các phần thảo luận về (i) Phát triển lĩnh vực tài chính hướng tới tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và tác động đối với Việt Nam (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế: Cải cách doanh nghiệp Nhà nước – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam (iii) Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế: Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nông thôn; Chủ đề của phiên thứ ba là Khai thác tiềm năng từ hội nhập quốc tế và khu vực hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Trong phiên thảo luận thứ hai, TS. Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương đã có bài tham luận về Thực trạng DNNN và tái cơ cấu DNNN hiện nay ở Việt Nam. Nội dung bài tham luận phân tích thực trạng DNNN, đồng thời nêu sự cần thiết phải tái cơ cấu DNNN tập trung vào 4 nhóm vấn đề bao gồm (i) Thay đổi quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của DNNN trong nền kinh tế; (ii) Môi trường cạnh tranh bình đẳng, áp đặt đủ kỷ cương nhà nước, kỷ luật và nguyên tắc thị trường đối với DNNN; (iii) Quản trị hiện đại theo thông lệ thị trường và (iv) Sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu từng doanh nghiệp cụ thể, trọng tâm là cổ phần hóa.
TS. Nguyễn Đình Cung - Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo
Trong phiên thảo luận thứ ba, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có bài tham luận “Được và mất trong hội nhập kinh tế quốc tế: Một vài suy nghĩ”. Bài phát biểu có ba nội dung chính bao gồm (i) Tác động của Hội nhập kinh tế: Chúng ta đã thực sự hiểu rõ; (ii) Một số ý tưởng về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và (iii) Các bài học từ kinh nghiệm giảm nghèo tại Việt Nam.
TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo
Tài liệu hội thảo có thể tham khảo tại Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương./.
Nguồn: CIEM
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)