23/05/2014 - 1537 lượt xem
Tham dự buổi hội thảo có TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chủ trì hội thảo; Ông Hoàng Văn Tuyên, Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ (NISTPASS), Ông Đặng Đức Đạm, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh; GS. John Rand, TS. Neda Trifkovic và TS Julie Buhl-Wiggers Đại học Tổng hợp Copenhagen và các cán bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức trong nước.
Tại Hội thảo, Báo cáo được trình bày tập trung vào các vấn đề đổi mới trong các doanh nghiệp (DN) sản xuất tại Việt Nam với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mức độ các hoạt động đổi mới mà doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang thực hiện. Theo TS. John Rand, báo cáo cho thấy tỷ lệ lớn DN trong nước tham gia vào các hành vi đổi mới. DN thực hiện đổi mới thường lớn và thâm dụng vốn hơn và cũng tồn tại mối quan hệ giữa đổi mới và cạnh tranh nhưng chỉ với đổi mới về quy trình và chất lượng.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, báo cáo cần theo sát tiêu đề đưa ra vì trong báo cáo chủ yếu chỉ nêu đến các vấn đề đổi mới và chưa đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh của các DN.
Bên cạnh đó, vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng được quan tâm. Theo nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu của trường ĐH Tổng hợp Copenhagen, TS. Neda Trifkovic cho biết, DN hoạt động thương mại trên thị trường quốc tế không chỉ có cam kết hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) nhiều hơn mà còn tuân thủ TNXHDN và quản lý TNXHDN. Việc lan toả từ DN nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam không chỉ lan toả theo chiều dọc, mà còn lan toả theo chiều ngang nhưng chỉ kết hợp với sự tồn tại vững vàng của hạ nguồn doanh nghiệp FDI và không liên quan đến các doanh nghiệp FDI bán đầu vào cho DN Việt Nam trong nước. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, TNXHDN đặc biệt là TNXHDN không tuân thủ có thể là liên kết ẩn và tác động lan toả liên kết FDI. Trong tương lai, cần có nhiều mối quan tâm nội sinh đối với vấn đề TNXHDN.
Một số các ý kiến cũng nêu ra cần phải nghiên cứu sâu hơn và đưa ra các kiến nghị giải pháp chứ không chỉ dừng lại ở các số liệu nghiên cứu. Chẳng hạn như việc làm thế nào các DN FDI chuyển giao công nghệ cho DN trong nước cũng như làm thế nào để DNNVV nhận được đồng vốn vay từ nhà nước và mong muốn nhóm nghiên cứu sẽ có được những nghiên cứu sâu hơn ở các báo cáo tiếp theo để giúp cho hoạt động của các DN tại Việt Nam có năng lực cạnh tranh tốt.
Tài liệu hội thảo có thể tham khảo tại Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Nguồn: CIEM
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)