29/06/2014 - 2638 lượt xem
Hội nghị sẽ tập trung vào các nội dung cải cách thể chế và ba thách thức quan trọng của các xã hội hiện nay mà thế giới phải đối mặt: chuyển đổi cấu trúc, hòa nhập và bền vững. Sự kiện này nhằm xác định những biện pháp gì có hiệu quả và có thể sẽ có hiệu quả, những biện pháp gì có thể nhân rộng và có thể được chuyển giao trong cải cách thể chế thông qua việc thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia phát triển trên thế giới. Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong cải cách thể chế, nhờ đó đạt các thành tựu quan trọng trong tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo nhanh chóng. Phát huy các thành công đã đạt được, cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang xem xét làm thế nào để xử lý các thách thức mới phát sinh trong cải cách thể chế và hoạch định chính sách một các tốt nhất.
Hội nghị sẽ được mở đầu với phát biểu khai mạc của Ngài Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giáo sư Finn Tarp, Giám đốc UNU-WIDER, Giáo sư Tony Addison, Chuyên gia Kinh tế Trưởng và Phó Giám Đốc UNU-WIDER, sẽ đặt nền móng cho hội nghị. Các diễn giả bao gồm Kaushik Basu, Chuyên gia Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới, Justin Yifu Lin, Chủ nhiệm Khoa Danh dự và Giáo sư tại Trường Phát triển Quốc gia (NSD) thuộc Đại học Bắc Kinh và nguyên Chuyên gia Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới, cùng ngài Seppo Honkapohja Chuyên gia Kinh tế Phần Lan và Thành viên Ban điều hành của Ngân hàng Phần Lan.
UNU-WIDER là một đơn vị nghiên cứu của Đại học Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1985, tập trung vào kinh tế phát triển, nghiên cứu đa ngành và phân tích chính sách trong các vấn đề phát triển, cũng như hỗ trợ xây dựng năng lực phân tích của các nhà nghiên cứu tại các nước đang phát triển. Với mục tiêu đạt được một tầm nhìn toàn cầu trong nghiên cứu phát triển, UNU-WIDER hợp tác chặt chẽ với mạng lưới toàn cầu với các cá nhân và tổ chức đến từ cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Chương trình hoạt động năm 2014-18 của Viện, với mục tiêu giải thích rõ về các thách thức phát triển có liên quan tới nhau của các vấn đề chuyển đổi, hòa nhập và bền vững tại các nước đang phát triển, đã được bắt đầu. Hội nghị này là một nội dung quan trọng của chương trình hoạt động.
Hội nghị được tổ chức cùng sự phối hợp với CIEM, một cơ quan nghiên cứu kinh tế hàng đầu Việt Nam với lịch sử 35 năm hoạt động. Các nghiên cứu và khuyến nghị chính sách do CIEM thực hiện trong các năm qua đã có đóng góp lớn và công tác quy hoạch kinh tế và hoạch định chính sách của Việt Nam.
Nguồn: CIEM
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)