15/08/2014 - 2333 lượt xem
Ảnh: Tiến sĩ Mike Woods trình bày tại Tọa đàm
Tọa đàm được tổ chức nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc soạn thảo, rà soát, thực thi các quy định pháp luật, thông qua đó nhằm đơn giản hóa các quy định, xóa bỏ những quy định không còn hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Mike Woods – Phó Chủ tịch Ủy ban Năng suất Australia đã chia sẻ những kinh nghiệm về quá trình xây dựng, soạn thảo và ban hành quy định pháp luật của Australia. Cụ thể, trong quy trình xây dựng, soạn thảo quy định pháp luật cần xác định các câu hỏi trọng tâm: Mục tiêu của quy định pháp luật có phục vụ lợi ích cộng đồng?; quy định pháp luật là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu quản lý?; quy định pháp luật được xây dựng và thực hiện với chi phí tuân thủ thấp nhất?. Bên cạnh đó, trong quản lý các quy định pháp luật cần xác định quy định pháp luật có được thực hiện hiệu quả?; quy định pháp luật có tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và các đối tượng bị điều chỉnh?
Ảnh: Viện trưởng Nguyễn Đình Cung (bên phải) chủ trì Tọa đàm
Tại tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, trao đổi về các giải pháp nhằm thực hiệu hiệu quả công tác xây dựng, rà soát, thực hiện các quy định pháp luật. Trong đó, theo kinh nghiệm của Australia, cần có cơ quan độc lập trong công tác thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và giám sát việc thực thi các văn bản đó. Nhiệm vụ, chức năng của cơ quan này cần được quy định rõ trong luật, và họ cần được phân bổ nguồn lực để thực hiện chức năng. Đồng thời, cơ quan này cần hoạt động minh bạch, công khai, vì lợi ích chung của cộng đồng.
Mặt khác, khi một quy định pháp luật được ban hành, cần tìm hiểu bối cảnh thị trường, quyết định chiến lược chính sách phù hợp, tập huấn cho các đối tượng chịu tác động của chính sách, theo dõi, giám sát, tuân thủ các quy định pháp luật và quản lý những trường hợp không tuân thủ theo phương thức phù hợp. Đánh giá hiệu quả của quy định pháp luật trong việc đạt được các mục tiêu chính sách của Chính phủ và những hệ quả không dự báo trước.
Ngoài ra, cần tiến hành theo dõi, giám sát quá trình thực hiện quy định pháp luật nhằm đánh giá tiến độ và xác định nhu cầu; thông qua đó, hoàn thiện hoặc sửa đổi quy định pháp luật. Nếu kết quả của quy định pháp luật không rõ ràng, kết quả theo dõi còn có thể sử dụng cho mục đích đánh giá chi tiết quy định pháp luật. Khi yêu cầu rà soát được đưa vào quy trình đánh giá thực thi quy định pháp luật, quá trình theo dõi, giám sát sẽ cung cấp thông tin nhằm thực hiện rà soát./.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)