18/11/2014 - 2250 lượt xem
Toạ đàm do Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Tuệ Anh chủ trì, với sự tham gia của các đại diện đến từ các Đại sứ quán Thuỵ Điển, Anh, Nauy và Úc; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đạo tạo, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban kinh tế quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương; Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội; các chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như WB, ILO, GIZ, UNDP, UNCTAD, UNIDO, JICA; các tổ chức phi Chính phủ tại Hà Nội; các nhà nghiên cứu đến từ các Viện, Trung tâm, Trường Đại học; các chuyên gia nghiên cứu độc lâp; Lãnh đạo và các cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các cơ quan thông tấn, truyền thông, báo chí đến đưa tin.
Ảnh: Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Tuệ Anh chủ trì Toạ đàm, bà Camilla Mellander - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, và Ragnhild Dybdahl, Tham tán/Phó Đại sứ của Đại sứ quán Na uy tại Việt Nam .
Phát biểu khai mạc, đề dẫn và giới thiệu chuyên gia, Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, Bà Ragnhild Dybdahl, Tham tán/Phó Đại sứ của Đại sứ quán Na uy tại Việt Nam và Bà Lê Thị Ngọc Bích, Tuỳ viên Biến đổi khí hậu Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đều khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Sự ảnh hưởng này tác động mạnh mẽ đối với các nước nghèo, nước đang phát triển, nhóm yếu thế. Việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh và phát triển bền vững đều được các quốc gia quan tâm.
Tại buổi Toạ đàm, Giáo sư Karl Hallding, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Môi trường Stockholm, Thụy Điển, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu môi trường tại Trung Quốc với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tăng trưởng bền vững tại quốc gia này, đã thay mặt cho nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo chia sẻ các kết quả nghiên cứu rút ra từ Báo cáo kinh tế biến đổi khí hậu 2014.
Ảnh: Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Tuệ Anh tặng hoa cảm ơn Giáo sư Karl Hallding.
Qua đánh giá quan hệ giữa kinh tế và biến đổi khí hậu từ Uỷ ban toàn cầu về kinh tế và khí hậu, nhóm nghiên cứu đã khẳng định: Phát triển bền vững là điều hoàn toàn có thể đạt được, các quốc gia cần áp dụng hài hoà chính sách phát triển kinh tế và môi trường, trong đó ưu tiên sử dụng năng lượng sạch. Cái giá phải đánh đổi cho tăng trưởng nóng, đó là sự xuống cấp của môi trường, sức khoẻ và nhiều hệ luỵ khác từ biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của Tổ chức liên hợp quốc, Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh, chịu rủi ro cao từ tác động của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, nếu mực nước biển tăng lên 1m thì 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, cả nước sẽ bị thiệt hại 10% GDP. Từ kinh nghiệm quốc tế, nhóm nghiên cứu nhận định tăng trưởng xanh sẽ là một hướng đi đúng đắn với nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu rộng hiện nay. Điểm mấu chốt là áp dụng phương án sản xuất có thể kết hợp lợi thế cạnh tranh là lao động đồi dào với kỹ thuật mới tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Bằng cách đó mới có thể tiết kiệm được năng lượng, đồng thời tối đa hoá chất xám của lực lượng lao động.
Báo cáo cũng nêu ra một kế hoạch hành động gồm 10 điểm để đảm bảo tăng trưởng xanh cho các quốc gia, mà đặc biệt quan trọng là duy trì nền kinh tế ít các bon. Việt Nam có thể sử dụng các năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió hoặc điện hạt nhân. Ngoài ra việc sử dụng các phương tiện công cộng cũng là phương án hiệu quả. Năm 2008: Việt Nam đã có chương trình về biến đổi khí hậu. Năm 2012: Việt Nam ban hành chương trình tăng trưởng xanh. Năm 2014: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh. Đó là những bước đi tích cực.
Những câu hỏi đặt ra của các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách trong nước trong phần trao đổi với Giáo sư Karl liên quan đến 3 trụ cột lựa chọn trong Báo cáo nghiên cứu; vấn đề lựa chọn chiến lược phát triển bền vững trong đó tính đến lợi ích nhóm yếu thế, người nghèo; vấn đề liên quan đến chí phí cơ hội giữa nước phát triển và đang phát triển; vấn đề kiến nghị thực thi chính sách; v.v. đã được Giáo sư giải đáp.
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho rằng: Câu chuyện phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, nền kinh tế biến đổi khí hậu đã và đang được Chính phủ các nước chú ý và quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy, chủ đề này sẽ được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiếp tục nghiên cứu và có những khuyến nghị chính sách đối với Chính phủ để góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tốt hơn nữa quá trình cải cách và tái cấu trúc kinh tế Việt Nam./.
Tài liệu hội thảo:
Nguồn: Ban Chính sách Dịch vụ công, CIEM.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...