19/05/2015 - 1944 lượt xem
Hội thảo do Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV chủ trì với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan, lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ nghiên cứu của CIEM.
Ảnh: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV chủ trì Hội thảo
Tại Hội thảo tham vấn báo cáo, Ông Bùi Trinh – Chuyên gia tư vấn độc lập – Trưởng nhóm nghiên cứu giới thiệu những nội dung chính trong báo cáo. Theo đó, báo cáo phân tích thực trạng thực hiện bình ổn giá, khảo sát thực tế và sử dụng các công cụ đánh giá cụ thể, sát thực để chỉ ra hiệu quả của chương trình bình ổn giá và thực tế triển khai chương trình bình ổn giá hiện nay.
Ảnh: Ông Bùi Trinh trình bày báo cáo tại Hội thảo
Cụ thể, báo cáo đánh giá khung khổ pháp lý thực thi chính sách bình ổn giá của trung ương và địa phương; phân tích tình hình thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, sữa trẻ em, phân bón, thuốc chữa bệnh thiết yếu, lúa gạo. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra một số khuyến nghị chính sách thực hiện bình ổn giá, như: cần đánh giá lại các quy định pháp luật trong Luật Quản lý giá và các quy định pháp luật liên quan đến bình ổn giá; cần ưu tiên sử dụng chính sách thuế; cần đặt ra các biện pháp bình ổn giá xuống cho doanh nghiệp, v.v..
Tham vấn cho báo cáo, các chuyên gia nhận định trong báo cáo đã chỉ ra được những vấn đề tồn tại của chính sách bình ổn giá. Tuy nhiên, để sát với thực tế hơn, nhóm nghiên cứu nên cô đọng lại báo cáo, tập trung bình luận nhiều về kết quả, lựa chọn ba nhóm hàng cụ thể để khai thác được sâu hơn, trong phương pháp điều tra các câu hỏi cần cụ thể hơn và đưa ra nhóm khuyến nghị có điều kiện, tách bạch rõ giữa bình ổn giá với trợ cấp, v.v..
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi từ các đại biểu tham dự, các cán bộ nghiên cứu góp ý nhằm hoàn thiện báo cáo.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung khuyến cáo nhóm nghiên cứu khi thực hiện báo cáo, nên rà soát lại khung khổ pháp lý, cập nhật những văn bản mới, khi đánh giá về chính sách bình ổn giá nên đứng ở góc nhìn thể chế, xem xét giá cả có phù hợp hay không còn phù hợp. Đánh giá cụ thể các mặt hàng nên mô tả sơ lược thị trường vận hành như thế nào, từ đó xác định được mục tiêu can thiệp, so sánh kết quả, trên cơ sở đó đưa ra kết luận đánh giá hiệu quả, hiệu lực của chính sách v.v.. ./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...