27/08/2015 - 2832 lượt xem
Hội thảo do TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng ILSSA và TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng IPSARD đồng chủ trì. Tham dự hội thảo có các đại biểu đến từ các Bộ, ngành liên quan, các viện nghiên cứu, các trường đại học, lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ nghiên cứu của CIEM cùng một số cơ quan báo chí đến đưa tin.
Ảnh: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh đã khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh các yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết báo cáo công bố lần này tập trung vào phân tích về đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam dựa trên kết quả điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn tại 12 tỉnh được thực hiện vào năm 2014.
Ảnh: Ông Lưu Đức Khải – Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, CIEM trình bày báo cáo tại Hội thảo
Cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực nông thôn Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện vào năm 2002 và sau đó được mở rộng quy mô và điều tra lặp lại hai năm một lần từ 2006 đến 2014. Cuộc điều tra năm 2014 thu thập được lượng lớn thông tin kinh tế xã hội, từ tiết kiệm, thu nhập của hộ gia đình đến các vấn đề như đất đai, di cư của 3.648 hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh. Báo cáo Đặc điểm kinh tế hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2014 được xây dựng gồm 10 chương đề cập đến các vấn đề: (i) Tình trạng nghèo đói, mức sống và an ninh lương thực, (ii) Lao động và thu nhập, (iii) Hoạt động phi nông nghiệp, (iv) Đất đai, (v) Trồng trọt và thương mại hóa, (vi) Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, (vii) Khai thác tài nguyên chung, (viii) Rủi ro và các biện pháp thích ứng rủi ro, (ix) Di cư và (x) Vốn xã hội.
Ảnh: Bà Trần Thị Thanh Nhàn - CAP, IPSARD trình bày báo cáo tại Hội thảo
Tại Hội thảo, thay mặt nhóm nghiên cứu, ông Lưu Đức Khải – Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, CIEM và bà Trần Thị Thanh Nhàn - CAP, IPSARD giới thiệu những phát hiện chính của báo cáo. Báo cáo đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về kinh tế nông thôn Việt Nam năm 2014 đồng thời có so sánh với cuộc điều tra 2012 trên một số chỉ tiêu, qua đó là rõ hơn sự thay đổi trên các mặt về đời sống, phúc lợi và xã hội trong nông thôn. Kết luận chính của báo cáo là trong khi phúc lợi bình quân ở khu vực nông thôn tiếp tục cải thiện nhờ tăng trưởng kinh tế, thì khu vực khó khăn và các nhóm yếu thế lại không được hưởng lợi như nhau không chỉ về thu nhập, mà còn về tiếp cận dịch vụ, liên kết thị trường và an ninh lương thực. Việc tiếp tục phụ thuộc vào nông nghiệp của phần lớn các gia đình nông thôn làm cho vấn đề đất đai càng cần được giải phóng, không chỉ về các cản trở đối với người sử dụng đất mà còn về phát triển thị trường giao dịch quyền sử dụng đất trong nông thôn. Bên cạnh đó, người dân nông thôn đang lo ngại hơn về các vấn đề xã hội, vì vậy bên cạnh các chính sách về phát triển kinh tế cần chú trọng hơn tới các vấn đề xã hội để giữ vững ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Ảnh: PGS, TS. Vũ Thị Minh - Trưởng khoa, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên – Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát biểu tại Hội thảo
Sau khi nghe nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo, có nhiều ý kiến thảo luận được đưa ra tại Hội thảo. Theo đánh giá của PGS, TS. Vũ Thị Minh - Trưởng khoa, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đây là một báo cáo khá công phu, có độ phân tích sâu, có tính sát thực, có nhiều điểm mới, cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu phản ánh được bức tranh toàn cảnh về đặc điểm kinh tế hộ gia đình nông thôn Việt Nam. . Tuy nhiên, bà cũng cho rằng báo cáo nên bổ sung thêm module về đầu tư của các hộ gia đình và tiếp cận cơ sở hạ tầng, đồng thời nên điều chỉnh lại một số thuật ngữ trong báo cáo, v.v..
Ảnh: TS. Lê Anh Vũ – Phó Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
TS. Lê Anh Vũ – Phó Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam cũng đánh giá cao kết quả của cuộc điều tra hộ gia đình nông thôn. Ông cho rằng đây là một bộ dữ liệu lớn, cung cấp các số liệu cần thiết cho các cơ quan nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách trong các công việccụ thể.
Ảnh: Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh thay mặt cho ban chủ trì cảm ơn và dành tặng lời khen đến nhóm nghiên cứu đã xây dựng được một bản báo cáo công phu và có giá trị khoa học. Bên cạnh đó, bà cũng gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Copenhagen (UoC); Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) và Viện Khoa học Lao động xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (ILSSA) đã đồng hành trong thời gian vừa qua thực hiện nghiên cứu này và ghi nhận những đóng góp từ các đại biểu tham dự Hội thảo. Đồng thời bà khuyến nghị trong thời gian tới, nếu cuộc điều tra này vẫn được tiếp tục, nhóm nghiên cứu cần điều chỉnh lại phiếu điều tra và quy mô điều tra cho phù hợp với bối cảnh mới hiện nay./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin – Tư liệu (CIEM)
Nguồn: Trung tâm Thông tin – Tư liệu (CIEM)
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...