10/09/2015 - 1762 lượt xem
Với chức năng nhiệm vụ được giao, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương luôn chủ động nghiên cứu những vấn đề mới để tham mưu cho Đảng và Nhà nước các chủ trương, chính sách về đổi mới kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, cải cách thể chế được đặt ra hết sức cấp thiết, cần phải thực hiện ngay, thường xuyên và trong thời gian dài.
Ảnh 1: Đồng chí Nguyễn Đình Cung, Bí thư Đảng bộ, Viện trưởng CIEM trình bày báo cáo tại buổi sinh hoạt chuyên đề
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, đồng chí Nguyễn Đình Cung đã báo cáo những vấn đề kinh tế Việt Nam hiện nay đang gặp phải như: (1) Tốc độ tăng trưởng đang giảm dần, các quy tắc vàng đang bị xâm phạm như chi ngân sách nhiều hơn thu ngân sách, chi thường xuyên nhiều hơn chi đầu tư; (2) Tốc độ tăng năng suất giảm; (3) Tín hiệu phân bổ nguồn lực đang bị méo mó; (4) Nguồn vốn chảy vào những ngành có năng suất thấp nhưng địa tô cao như bất động sản, tài chính, v.v… Đồng thời, báo cáo đã phân tích nguyên nhân sâu sa do thể chế tạo ra sự phân bổ nguồn lực méo mó: Quyền sở hữu tài sản bấp bênh, không được bảo vệ, việc thực thi luật pháp kém, còn nhiều rào cản nên đã không tạo động lực đầu tư dài hạn và đầu tư lớn, v.v…
Đồng chí Nguyễn Đình Cung cũng đã chỉ ra những điểm khác nhau giữa đổi mới lần này và đổi mới trước đây. Cụ thể là đổi mới lần này đòi hỏi có sự đổi mới về phía Nhà nước như: (1) Đổi mới chức năng nhiệm vụ, bộ máy các cơ quan Nhà nước; (2) Đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước. Nhà nước thiết lập kỷ cương vận hành theo thị trường, để các nguyên tắc thị trường chi phối; (3) Đổi mới công cụ quản lý, v.v…
Ảnh 2: Đồng chí Lê Viết Thái, Trưởng Ban Thể chế kinh tế phát biểu tại buổi sinh hoạt
Phát biểu tại Buổi sinh hoạt, đồng chí Lê Viết Thái, Trưởng Ban Thể chế kinh tế đánh giá cao chủ đề của buổi sinh hoạt chuyên đề do đã cung cấp cho toàn thể các cán bộ, đảng viên Đảng bộ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương một bức tranh đầy đủ về cải cách thể chế để phát triển đất nước. Đồng chí Thái cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa những ý tưởng đổi mới vào các văn kiện quan trọng của Đảng tại Đại hội sắp tới vì có thế thì việc cải cách mới có tính khả thi trong tương lai .
Ảnh 3: Đồng chí Đặng Thị Thu Hoài, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ Tạp chí quản lý kinh tế phát biểu tại buổi sinh hoạt
Đồng chí Đặng Thị Thu Hoài, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ Tạp chí quản lý kinh tế đã bày tỏ ý nghĩa của buổi sinh hoạt. Đây cũng là cơ sở để gợi mở cho định hướng nghiên cứu chung của toàn Viện trong giai đoạn sắp tới.
Ảnh 4: Toàn cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề
Theo kế hoạch, hàng Quý, Đảng ủy Viện sẽ lựa chọn những chủ đề nóng của kinh tế-xã hội mời báo cáo viên trình bày với mong muốn cán bộ, đảng viên Đảng bộ Viện cần phải quán triệt được tinh thần đổi mới và thực sự đóng góp vào quá trình thúc đẩy cải cách thể chế trong thời gian tới./.
Nguồn: Trung tâm Thông tin-Tư liệu (CIEM)
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...