01/07/2016 - 2144 lượt xem
Diễn giả chính tại tọa đàm là ông Ricardo Hausmann - Giáo sư kinh tế Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế thuộc Đại học Harvard, Mỹ. Tham dự tọa đàm có đại diện các Bộ, ban ngành có liên quan, các nghiên cứu viên và các cán bộ CIEM.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Toạ đàm
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng CIEM, chủ trì tọa đàm giới thiệu GS. Hausmann là tác giả và đồng tác giả của các lý thuyết và mô hình phân tích năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Hausmann như mô hình Chẩn đoán tăng trưởng (Growth Diagnostics) và Độ phức tạp của sản phẩm (Product Complexity) hiện được đánh giá cao và đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đặc biệt, những ý tưởng và đề xuất của GS. Hausmann là nguồn tham khảo quan trọng đối với việc xây dựng Đề án của Chính phủ về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Do đó, việc CIEM tổ chức Toạ đàm để GS. Hausmann trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế hỗ trợ xây dựng Đề án này là rất ý nghĩa.
Ảnh 2: GS. Ricardo Hausmann - Giáo sư kinh tế Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế thuộc Đại học Harvard, Mỹ chia sẻ kinh nghiệm tại Toạ đàm
Tại Toạ đàm, GS. Hausmann đã đưa ra những nhận xét tổng quan nền kinh tế Việt Nam trong vòng 25 năm qua. Theo đó, từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu giảm tốc và tỷ lệ nợ / GDP tăng nhanh. Tuy nhiên, cán cân vãng lai hiện đang trong tình trạng thặng dư và dự trữ ngoại hối cũng ở mức cao. Việt Nam đã có những biện pháp kích thích tài khoá mạnh mẽ nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm lại. Do đó, theo GS. Hausmann, giờ đã đến lúc cắt giảm những biện pháp đó và nên tìm cách để tận dụng khu vực tư nhân khi mà khu vực này có thu nhập cao hơn nhiều so với chi tiêu.
Bên cạnh đó, GS. Hausmann còn chia sẻ bí quyết sản xuất dịch chuyển giữa các doanh nghiệp thông qua những trường hợp ở Detroit và Silicon valley. Hay dịch chuyển bí quyết giữa các vùng miền của một quốc gia như trường hợp của Đông Đức và ngành dệt ở Dhaka.
Ảnh 3: Toàn cảnh buổi Toạ đàm
Kết thúc Toạ đàm, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cảm ơn phần trình bày và những chia sẻ kinh nghiệm của GS. Hausmann về chiến lược và chính sách nhằm tăng năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và mong muốn tiếp tục được hợp tác với GS. Hausmann trong tương lai./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM) Email: tttl@mpi.gov.vn
ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...