27/07/2016 - 1780 lượt xem
Tham dự Hội thảo có ông Raymond Mallon – Cố vấn cao cấp của Dự án RCV; các chuyên gia kinh tế cao cấp; đại diện các bộ, ban ngành có liên quan; các cán bộ nghiên cứu của CIEM cùng đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí đến đưa tin.
Ảnh 1: TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án RCV phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết tiếp nối những Báo cáo Kinh tế Vĩ mô các quý trước, Báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý II năm 2016 được thực hiện nhằm cập nhật, phân tích và đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô Quý II và 6 tháng đầu năm 2016. Dựa trên những phân tích về một số vấn đề kinh tế nổi bật như thách thức từ việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, những khó khăn và thách thức trong việc thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và giảm thiểu tác động môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài, báo cáo đề xuất một số định hướng về tiếp tục đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô và điều hành kinh tế vĩ mô trong quý III và 6 tháng cuối năm 2016.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý II đưa ra bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế chưa lấy lại được đà phục hồi: GDP tăng 5,57% so với cùng kỳ 2015, và việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2016 (6,7%, tương đương kết quả cả năm 2015) hầu như không khả thi. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng trong Quý II đạt 7,61%. Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản có sự chuyển biến, dù chưa nhiều; giá trị gia tăng của khu vực này tăng 0,06% trong Quý II, và giảm 0,18% trong 6 tháng đầu năm. Giá trị gia tăng của dịch vụ tăng 6,6% trong Quý II và 6,35% trong 6 tháng đầu năm - mức cao nhất kể từ năm 2012.
Về kết quả dự báo kinh tế Quý III: tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,14% (so với cùng kỳ 2015); tăng trưởng xuất khẩu Quý III dự báo ở mức 6,8% (so với cùng kỳ 2015); thâm hụt thương mại ở mức 0,4 tỷ USD; mức tăng giá tiêu dùng trong Quý III là khoảng 1,31% (so với cuối Quý II).
Bên cạnh đó, Báo cáo còn phân tích những thách thức trong việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, bao gồm (i) Các thành viên ASEAN khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, trong khi lại cạnh tranh khá nhiều về xuất khẩu và thu hút FDI nên những cam kết hội nhập nội khối của ASEAN ít nhiều thiếu động lực, thiếu ý nghĩa; (ii) Cơ quan quản lý và doanh nghiệp chưa nhận thức/lưu tâm đúng mức về những áp lực cạnh tranh trong hội nhập AEC; (iii) Cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là nhiệm vụ không dễ; (iv) Việc tận dụnglợi thế về nguồn lao động và tài nguyên dồi dào trong khi phải chuyển dịch lên các bậc/công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị ở ASEAN của doanh nghiệp thiếuhiệu quả; và (v) Việt Nam có thể gặp thách thức trong việc hài hòa hóa các cam kết, các tuyến hội nhập để tậndụng tối đa lợi ích và cơ hội.
Ảnh 2: GS. TS. Nguyễn Quang Thái - Phó Tổng Thư kí Hội khoa học kinh tế Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Ảnh 3: TS. Nguyễn Mạnh Hải - Trưởng ban Chính sách Dịch vụ công (CIEM) phát biểu tại Hội thảo
Tại phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao việc báo cáo đã có những nhìn nhận sâu xa hơn, đã chỉ ra được những mặt tích cực cũng như tiêu cực của những vấn đề kinh tế nổi bật trong thời gian qua. Các đại biểu khá đồng thuận về việc không nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016, mà cần phải huy động tối đa các nguồn lực để đạt mục tiêu cao hơn, đồng thời cần có nghiên cứu, triển khai chương trình cải cách đồng bộ song song với yêu cầu tiếp tục củng cố ổn định kinh tế vĩ mô. Nhận diện tình hình kinh tế sát hơn và tập trung giải quyết những vướng mắc, tồn tại của nền kinh tế vẫn là những yêu cầu tiên quyết.
Ảnh 4: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc buổi Hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế và các đại biểu tham dự Hội thảo. Đồng thời, TS. Cung cũng gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Ôxtrâylia và Dự án RCV đã tài trợ và đồng hành cùng với CIEM trong các hoạt động nghiên cứu báo cáo./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Email: tttl@mpi.gov.vnĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM).
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)