19/09/2016 - 1785 lượt xem
Hội thảo do TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM và ông Kazuhito Hagiwara – Phó Giám đốc điều hành MRI đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia MRI, GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế và một số cơ quan thông tấn báo chí đến đưa tin.
Ảnh 1: Ban chủ trì Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết hiện nay, Việt Nam có khá nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về mặt thể chế, tín dụng, công nghệ và nhân lực, v.v… Tuy nhiên, hiệu quả thực thi các chính sách này vẫn còn chưa cao. Do đó, CIEM phối hợp với MRI tổ chức Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Ảnh 2: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Kazuhito Hagiwara – Phó Giám đốc điều hành MRI phát biểu rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó, công nghiệp hỗ trợ sẽ là lĩnh vực quan trọng cần phải phát triển. Ông hy vọng phía Việt Nam sẽ hợp tác tốt với Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm đưa ra những giải pháp chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa 2 nước.
Ảnh 3: Ông Kazuhito Hagiwara – Phó Giám đốc điều hành MRI phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, TS. Yoichi Sakurada – Chuyên gia MRI cho biết mục đích của báo cáo là phân tích các thách thức đối với ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay; rà soát các mô hình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thông qua việc áp dụng mô hình Trung tâm công nghệ công lập. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các trung tâm đó chỉ tập trung chủ yếu vào hỗ trợ hành chính chứ không tư vấn về công nghệ và kĩ thuật như ở Nhật Bản. Việc này khiến cho chức năng của các trung tâm bị trùng lặp và việc hỗ trợ không đi đúng vào nhu cầu của doanh nghiệp. Dẫn đến sự lãng phí rất lớn về tài chính và nguồn nhân lực. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đủ lực để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là khi trình độ công nghệ của Việt Nam chậm hơn các nước cùng khu vực tới 40 năm.
Ảnh 4: TS. Yoichi Sakurada – Chuyên gia MRI trình bày báo cáo
Trong phiên thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đánh giá báo cáo có giá trị thực tiễn cao, đã đưa ra cái nhìn tổng thể ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Mô hình Trung tâm công nghệ công lập cấp địa phương là mô hình hỗ trợ rất thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Tuy nhiên, nên thành lập mô hình này ở những cụm doanh nghiệp theo ngành và ở địa phương có khả năng ngân sách nhằm tận dụng lợi thế và hỗ trợ tốt hoạt động của Trung tâm công nghệ công lập.
Ảnh 5: GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát biểu
Ảnh 6: Toàn cảnh Hội thảo
Kết thúc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh cảm ơn phần trình bày của TS. Yoichi Sakurada và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Hội thảo. TS. Tuệ Anh hy vọng bên phía Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình Trung tâm công nghệ công lập nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt nam./.
Tài liệu tham khảo tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
hoặc liên hệ qua: Email: tttl@mpi.gov.vn
ĐT: 043.7338930
Nguồn: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (CIEM)
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...