05/03/2004 - 3411 lượt xem
Tại Diễn đàn, các diễn giả Việt Nam trình bày về tổng quan cải cách kinh tế Việt Nam, thực trạng và triển vọng môi trường kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, khả năng cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Việt Nam,...
Về phía Nhật Bản, các giáo sư, chuyên gia đã nêu lên những trì trệ của các nước NIES và bốn nước ASEAN sau khủng hoảng tiền tệ châu Á. Đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đã có nhiều tác động đến sự phát triển của các nước NIES và ASEAN. Các nước ASEAN cần lựa chọn mặt hàng, điều chỉnh cơ cấu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, xây dựng mối quan hệ hợp tác phân chia rõ ràng với Trung Quốc, và hơn lúc nào hết, cần nhanh chóng đưa ra những phương cách tăng cường năng lực cạnh tranh của nước mình. Nhất là đối với những ngành hàng có lợi thế so sánh.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy phát triển các nhóm ngành công nghiệp là lợi thế so sánh của Việt Nam, đó là:
- Những ngành hàng có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn như dệt may, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch...
- Những ngành hàng có hàm lượng lao động cao, trong đó kết hợp lao động giản đơn với lao động có tay nghề như đồ điện gia dụng, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử...
- Những ngành hàng vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông thủy sản như thực phẩm, đồ uống....
Kết quả một cuộc điều tra của JBIC cho thấy yếu tố nhân công, con người của Việt Nam được đánh giá cao. Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng Việt Nam chưa tận dụng lợi thế này.
Hiện nay, tình hình triển khai FDI trong khu vực Châu Á đang có lợi cho Việt Nam. Các công ty của Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam (Việt Nam đứng hàng thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc, và Thái Lan). Thu hút FDI hiệu quả là con đường ngắn nhất để tăng cường năng lực cạnh tranh. Nguyên nhân FDI ở Việt Nam không tăng nhanh là do việc cải thiện môi trường đầu tư tiến triển chậm và độ rủi ro sự thay đổi về mặt chính sách khá cao.
Việt Nam cần tăng cường sự liên kết giữa các công ty FDI và các DNNN và DNTN của Việt Nam để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực này, đồng thời làm cho các công ty FDI tích cực dùng nguyên liệu hoặc các sản phẩm phụ trợ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng Việt Nam có quan tâm phát triển công nghiệp phụ trợ, tuy nhiên vẫn chưa hoạch định được một chính sách phát triển rõ ràng - chỉ khi phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ thì mới thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa. Để thu hút vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, Việt Nam cần xem xét lại các chính sách. Kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia là rất đáng để Việt Nam học tập.
Về quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: Đối với Việt Nam, Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất, về FDI đứng thứ ba sau Singapore và Đài Loan song là nước đứng thứ nhất về vốn thực hiện, là bạn hàng số một về thương mại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản có phần giảm sút, trong khi quan hệ thương mại với Mỹ và Trung Quốc tăng nhanh.
"Hiệp định Bảo hộ đầu tư Nhật - Việt" (ký tháng 11 năm 2003), "Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản" (ký tháng 12 năm 2003) và "Sáng kiến hợp tác với Việt Nam" do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Công nghiệp Nhật Bản đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 vừa qua là những tín hiệu tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Nhật Bản yêu cầu chính phủ Việt Nam cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và Nhật Bản sẽ giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện. Đây là một cơ hội và cũng là một thách thức lớn to lớn đối với Việt Nam
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)