Diễn đàn "Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với lao động và thị trường lao động ở Việt Nam: Một số khía cạnh xã hội"
Hội nghị hội thảo

Diễn đàn "Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với lao động và thị trường lao động ở Việt Nam: Một số khía cạnh xã hội"

31/03/2004 - 3600 lượt xem

Tham gia Hội thảo gồm đông đảo các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu khoa học. Tại đây, nhóm nghiên cứu CIEM đã trình bày các kết quả phân tích, đánh giá về các tác động cụ thể của việc gia nhập WTO đối với việc làm, tiền lương/thu nhập cho người lao động, phát triển nguồn nhân lực, lao động trong khu vực phi chính qui và thay đổi trong vai trò và chức năng của các bên tham gia thị trường lao động (Chính phủ, giới chủ và người lao động). Trên cơ sở các kết quả phân tích, đánh giá tác động cụ thể đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy có hiệu quả các tác động tích cực và giảm thiểu (ở mức có thể) các ảnh hưởng không thuận lợi của quá trình này.
Các thành viên tham gia Hội thảo đã nhất trí cao với các nhận định của nhóm nghiên cứu và lạc quan về những tác động tích cực với những cơ hội mới sẽ mở ra cho thị trường lao động Việt Nam và cho người lao động khi gia nhập WTO. Theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc tham gia tổ chức WTO sẽ là nhân tố kích thích phát triển nhiều ngành nghề mới (đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến và các dịch vụ), kích thích phát triển đầu tư trong nước và đa dạng hoá sản phẩm, ... Ngoài các biện pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất, các chuyên gia cho rằng, cần phải có các chính sách, biện pháp nhằm quan tâm tới cả lợi ích của những người lao động thất nghiệp, những người chưa có việc làm và tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục-đào tạo, đặc biệt là chú ý tới giáo dục cộng đồng.
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, mặc dù Việt Nam chưa chính thức trở thành thành viên của WTO, song những phân tích, nhận định, đánh giá về các tác động (thuận và nghịch), những khuyến nghị sẽ giúp Việt Nam chủ động hơn và có các biện pháp, chính sách thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động và khắc phục các thách thức do quá trình này đưa lại.


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi