29/04/2004 - 3597 lượt xem
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu giữa CIEM và GDI, một nhóm nghiên cứu của Viện Phát triển Đức do Dr. Juergen Wieman dẫn đầu đã thực hiện nghiên cứu về chủ đề: Việt nam gia nhập WTO: tác động đến chính sách công nghiệp và chiến lược xuất khẩu. Kể từ khi bắt đầu chương trình đối mới kinh tế, Việt nam đã đạt được bước đại nhẩy vọt. Tuy nhiên, thành công về xuất khẩu chủ yếu dựa vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá, vào việc phát hiển những thị trường xuất khẩu mới cho các mặt hàng nông sản và thuỷ sản và vào việc kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài sử dụngnguồn lao động rẻ nhưng được đào tạo tốt và có tinh thần làm việc tốt của Việt nam trong chiến lược sử dụng nguồn lực toàn cầu của họ. Chiến lược xuất khẩu dựa vào hàng hoá sẽ không cho phép duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm đầu thực hiện các cuộc cải cách thị trưởng.
Bởi vậy, cũng giống như các nước khác trong khu vực, Việt nam sẽ phải đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu của mình hướng đến việc sản xuất các hàng hoá chế tạo và đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh tiên tiến hơn. Việc gia nhập WTO là một tiền đề quan trong cho chiến lược đa dạng hoá xuất khẩu. Thứ nhất, đó là bởi vì việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới sẽ được bảo đảm; Thứ hai, do chính sách nhập khẩu và chính sách kinh tế nói chung của Việt nam sẽ phải tuân thủ các quy định mang tính đa phương của WTO và do đó sẽ ổn định hơn, có khả năng dự đoán cao hơn, và minh bạch hơn. Với tư cách là một nước thành viên WTO, Việt nam không chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mà các nghiệp chủ của các công ty đa quốc gia sẽ bị lôi cuốn và đầu tư vào các nhà máy và thiết bị mới nếu họ có thể tin tưởng vào sự ổn định của khung khổ luật pháp và chính sách kinh tế. Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Phát triển Đức (GDI) chỉ cho thấy sẽ có bao nhiêu cuộc cải cách trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến thương mại sẽ phải được thực hiện. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng Việt nam sẽ có thể đối mặt với những thách thức trong việc gia nhập WTO. Trong lịch sử lâu dài của mình, Việt nam đã từng vượt qua những thách thức còn to lớn hơn.
Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Phát triển Đức tiến hành đã cố gắng xác định những hệ luỵ này và thể hiện chúng một cách hệ thống. Nhiên cứu này tập trung vào công nghiệp và tác động của tư cách thành viên WTO đến chính sách khuyến khích xuất khẩu và công nghiệp. Nghiên cứu xem xét chủ đề gia nhập WTO thành 5 lĩnh vưch. Bao gồm: (i) tự do hoá nhập khẩu; (ii) các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs); (iii) các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs); (iv) khuyến khích xuất khẩu; và (v) yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn. Năm lĩnh vực này được thảo luận theo ba cấp độ: vĩ mô, trung mô và vi mô.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)