Hội thảo “Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển cơ sở hạ tầng”
Hội nghị hội thảo

Hội thảo “Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển cơ sở hạ tầng”

19/05/2004 - 3166 lượt xem

Báo cáo của PGS. Ngô Trí Long - Bộ Tài chính: chính sách tài chính khai thác nguồn lực đất đai và bất động sản cho phát triển cơ sở hạ tầng: Cơ chế sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng CSHT còn bộc lộ nhiều hạn chế: nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện quy chế sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng CSHT, chưa tuân thủ những nguyên tắc của quy chế, giao đất chưa gắn với xây dựng công trình CSHT…
Báo cáo của ThS. Tống Quốc Đạt- Phó Vụ trưởng Vụ CSHT - MPI: Một số vấn đề đầu tư theo phương thức BOT ngành giao thông vận tải thời gian qua: thực trạng và Giaỉ pháp : phân tích hình triển khai các dự án BOT, cơ chế huy động vốn và cơ chế góp vốn và một số vấn đề vướng mắc khi triển khai thực hiện, thủ tục cấp phép đầu tư, giá thu phí và trạm thu phí và ảnh hưởng của thị trường. Một số kiến nghị giải pháp: Bộ TC cần quy định rõ tỷ lệ phí điều hành cho các DN BOT không sử dụng bộ máy nhà nước, phân chia tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư theo nhóm để dự án có tính cạnh tranh cao, về các phần vốn góp của NN, về giá thu phí …
Báo cáo Vấn đề về đầu tư theo hình thức BOT của ThS. Nguyễn Xuân Tự - Vụ phó Vụ thầm định và giám sát đầu tư - MPI: Các ưu thế của đầutư dướI hình thức BOT: có khả năng thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân, tính hiệu quả và kinh tế, tăng tính cạnh tranh, có điều kiện để trở thành các chuẩn mực làm cơ sở cho việc tính toán, quy hoạch các kế hoạc đầu tư, tạo cơ hộI thúc đẩy chuyển giao công nghệ có hiệu quả và nâng cao năng lực tổ chức về lâu dài. Những trở ngại trong đầu tư hình thức BOT: phức tạp về phương diện pháp lý và tài chính. Một số nhậ định chung vè các phương thức đầu tư BOT: chi phí đầu tư cao, sản phẩm đầu ra cao, phía NN chịu phần lớn các rủi ro bất lợi, nhất là đối với các dự án BOT đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 


Tin tức khác