Toạ đàm “Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn ?”
Hoạt động

Toạ đàm “Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn ?”

20/05/2004 - 3307 lượt xem

Báo cáo phân tích thực trạng phát triển kinh tế của bốn tỉnh nói trên, bước đầu rút ra nhận định về nguyên nhân tại sao các tỉnh này không phát triển nhanh hơn. Nghiên cứu ví dụ của 4 tỉnh phía Bắc

1. Bắc Giang: Mặc dù nằm gần kề Hà Nội với tuyến đường quốc lộ tới Trung quốc, lượng đầu tư trong nước của Bắc Giang chỉ bằng ẳ so với mức chung của cả nước, chưa kể các chỉ số về lượng FDI và kim ngạch xuất khẩu cũng còn rất nhỏ bé. Số lượng việc làm mới cũng rất ít và tốc độ tăng dân số cũng là thấp nhất. Bắc Giang bắt đầu thu hút đầu tư tư nhân khá muộn và địa hình tự nhiên của tỉnh gồm nhiều vùng núi khó phát triển.

2. Bắc Ninh: Tỉnh Bắc Ninh, trước đây là một phần của tỉnh Hà Bắc cùng với Bắc Giang, có địa điểm thuận tiện hơn và lượng đầu tư tư nhân (đầu tư thực sự theo Luật Doanh nghiệp) ngang bằng với mức chung của cả nước. Tỉnh còn có một lịch sử các làng nghề thủ công và truyền thống kinh doanh. Các làng nghề này cũng là nguồn tạo kim ngạch xuất khẩu chủ yếu. FDI gần đây ở mức khá thấp. Bắc Ninh có vị trí thuận lợi, nằm trên trục đường sang Trung quốc, gần các cảng biển lớn và Hà Nội. Tuy nhiên, có lẽ do có sẵn những ưu thế này, lãnh đạo tỉnh bắt đầuchọn lọc các loại hình doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh tại tỉnh.

3. Vĩnh Phúc: Hệ thống đường của Vĩnh Phúc tuy kém hơn song lại tạo được nhiều việc làm hơn so với Bắc Ninh. FDI thu hút được còn cao hơn cả mức chung của cả nước, song lại hầu hết tập trung vào các ngành được bảo hộ. Đầu tư tư nhân tuy vẫn còn thấp nhưng tăng nhanh. Các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh cho biết lãnh đạo tỉnh rất nhiệt tình và thân thiện giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết khó khăn.

4. Quảng Ninh: Quảng Ninh có mức FDI ngang bằng mức trung bình của cả nước và trong số bốn tỉnh, Quảng Ninh đạt kim ngạch xuất khẩu (chủ yếu là than), số việc làm tạo mới, mức tăng dân số và mức đầu tư theo luật Doanh nghiệp cao nhất. Tuy nhiên, xuất khẩu, tăng trưởng việc làm và tốc độ tăng dân số vẫn còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tỉnh có nhiều ưu thế như là cửa khẩu chính nối với Trung quốc, có cảng biển mới được nâng cấp và một khu vực du lịch nổi tiếng. Song phần lớn các doanh nghiệp lớn trong địa bàn tỉnh vẫn là các doanh nghiệp có liên hệ với nhà nước, trừ khu vực du lịch.

Một lý do thường được đưa ra để giải thích cho thực trạng yếu kém ở các tỉnh miền Bắc gần Hà Nội này làlịch sử. Khu vực phía Bắc đã nhiều năm theo hệ thống kế hoạch hóa tập trung, thiếu kinh nghiệm về kinh tế thị trường và do vậy chưa quen ứng xử với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo cách suy nghĩ này, những vấn đề như năng lực hạn chế của bộ máy hành chính, các cơ cấu tổ chức xã hội và lối suy nghĩ cũ đã cản trở sự phát triển của miền Bắc.


Tin tức khác



Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Địa chỉ: 68 Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-24-38437461. Fax: 84-24-38456795. Email: vanphongciem@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn "Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương" khi phát hành lại thông tin từ website này
Copyright 2012 by Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Thực hiện bởi