23/07/2004 - 3274 lượt xem
Hội thảo tập trung đánh giá tổng kết những thành tựu và những hạn chế làm cản trở quá trình thực hiện Luật, từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế đó. Dưới đây là tóm tắt những vấn đề nổi lên từ hội thảo này:
Về những thành tựu đạt được
Sau 9 năm thực hiện, Luật KKĐTTN đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Những đóng góp chủ yếu của Luật thể hiện ở sự gia tăng không ngừng số lượng dự án đầu tư, số lượng vốn tư nhân đưa vào đầu tư và số việc làm mới được tạo ra. Qua 9 năm thực hiện Luật, đã có trên 1,5 triệu chỗ làm mới được tạo ra nhờ các dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Riêng khu vực kinh tế dân doanh, đã tạo ra hơn 1 triệu việc làm trực tiếp và hàng nghìn việ làm gián tiếp khác. Đây là một đóng góp không nhỏ về mặt xã hội của Luật KKĐTTN.
Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, còn không ít những tồn tại chưa được giải quyết đã được các đại biểu tranh luận sôi nổi.
Về hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
Nhìn chung nổi lên ở đây là các chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn còn rất bức xúc. Đặc biệt là công tác quy hoạch còn có nhiều bất cập, do năng lực và trình độ của cán bộ quy hoạch còn quá yếu.
Tình trạng phối hợp giữa các cơ quan hữu quan để giải quyết mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, còn chưa được tốt, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều tỉnh đã và đang tăng các mức ưu đãi về đất đai cho nhà đầu tư vượt quy định của luật, làm cho môi trường đầu tư cạnh tranh trở nên thiếu lành mạnh giữa các địa phương. Các nhà đầu tư thì thi nhau tìm mọi cách để đạt được mặt bằng sản xuất kinh doanh, không cần biết đến việc triển khai dự án. Hiện tượng này, đã dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, sai mục đích. Ví dụ như ở Tỉnh Bắc Giang, trong 7 tháng đầu năm 2004 các dự án thuê đất mới triển khai được 40%, nhiều dự án đã thuê đất hơn 1 năm, nhiều cụm công nghiệp huyện thị thuê đất sản xuất công nghiệp đã biến thành nhà ở kết hợp với văn phòng công ty. Còn ở Bắc Ninh, một số nhà đầu tư đã được thuê đất với thời gian lâu dài, nhưng đến nay đất vẫn để hoang. Thực tế này, đã làm căng thẳng giữa người dân và các doanh nghiệp, trong khi chính quyền thì bó tay không xử lý được.
Về cải cáchthủ tục hành chính
Theo ý kiến của nhiều địa phương, cải cách hành chính đang còn là vấn đề rất phức tạp, nhất là cơ chế “một cửa” . Nguyên nhân chính là nhận thức về nội dung cải cách hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương còn rất khác nhau.
Thủ tục hành chính trong thuê đất, giao đất theo hướng “một đầu mối”, đến nay vẫn chỉ là ý tưởng. Nhiều nhà đầu tư phải chờ đợi, chạy vòng vèo với nhiều thủ tục phức tạp, thời gian hoàn tất thủ tục kéo dài hơn 1 năm, thậm chí có trường hợp phải chờ đợi tới 2 năm. Trong khi, theo quy định của nhà nướcchỉ là 2 tháng.
Việc bỏ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật KKĐTTN
Các ý kiến cho rằng không nên bãi bỏ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, vì đây là căn cứ để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa đối với các ban, ngành hữu quan có liên quan ở địa phương. Ở nhiều địa phương, các cơ quan quản lý luôn yêu cầu doanh nghiệp phải có Giấy này mới làm thủ tục ưu đãi vì vậy trên thực tế vẫn phải duy trì nó. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị bỏ, vì giấy này mang tính hình thức ít hiệu lực thực hiện và tạo nên thủ tục không cần thiết.
Về phân cấp đầu mối quản lý đầu tư
Các đại biểu cho rằng, năng lực của cán bộ cấp tỉnh còn quá yếu, nếu phân cấp đến cấp huyện thì còn nhiều vấn đề hơn. Vì ngay khái niện như thế nào là công nghệ cao, đến nay nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng không trả lời được, làm doanh nghiệp rất khó khăn khi đầu tư.
Theo ý kiến của các đại biểu, đề khắc phục được tình trạng trên, cần phải tuyên truyền, phổ biến các chính sách đầu tư tới các ban ngành ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện, thị, các khu vực miền núi, nơi có nhiều khó khăn. Cải cách thủ tục hành chính là khâu quan trọng trong việc tháo gỡ những rào cản đối với doanh nghiệp khi được cấp đăng ký kinh doanh cũng như khi đã nhận được các điều kiện về ưu đãi.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...