27/04/2005 - 3264 lượt xem
Hội thảo đã tập trung tổng kết, đánh giá những thành tựu và hạn chế sau 10 năm thực hiện Luật KKĐTTN , qua đó có một cái nhìn sát với thực tế đang diễn ra xung quanh việc thực thi Luật. Đặc biệt, việc bỏ hay không bỏ Giấy CNƯĐĐT là vấn đề được bàn luận sôi nổi nhất. Dưới đây là tóm tắt những vấn đề chính nổi lên từ hội thảo này.
Về những mặt tích cực của Luật
Sau 10 năm thực hiện, Luật KKĐTTN đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Đặc biệt, Luật đã có tác dụng nhất định đối với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư và tạo công ăn việc làm ở nhiều địa phương trong giai đoạn vừa qua. Cũng chính nhờ Luật này, mà các thành phần kinh tế đã có cơ hội phát triển tốt hơn, số lượng dự án và số vốn không ngừng gia tăng, cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương đã có sự dịch chuyển rõ rệt. Sau 10 năm thực hiện Luật, trên 1,8 triệu chỗ làm mới được tạo ra nhờ các dự án được cấp Giấy CNƯĐĐT. Riêng khu vực kinh tế dân doanh, đã tạo ra hơn 1 triệu việc làm trực tiếp và hàng trăm nghìn việc làm gián tiếp khác.
Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, còn không ít những tồn tại và những vấn đề cần phải tiếp tục bàn luận.
Về mặt bằng sản xuất kinh doanh
Nổi lên rất bức xúc ở đây là vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, công tác quy hoạch còn có nhiều bất cập, do năng lực và trình độ của cán bộ quy hoạch còn quá yếu. Tình trạng phối hợp giữa các cơ quan hữu quan để giải quyết mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp ở nhiều tỉnh còn chưa được tốt, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong số 64 tỉnh, thành phố, thì có tới 33 tỉnh có chính sách ưu đãi riêng vượt khung quy định của Luật, làm cho môi trường đầu tư cạnh tranh trở nên thiếu lành mạnh giữa các địa phương.Đặc biệt, việc cạnh tranh về miễn, giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đang diễn ra ở nhiều địa phương, làm nảy sinh các lợi ích cục bộ và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung.
Về thủ tục hành chính
Theo ý kiến của nhiều địa phương, thủ tục giải quyết ưu đãi sau khi Giấy CNƯĐĐT được cấp còn phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi xin cấp Giấy CNƯĐĐT, nhất là ngành thuế đã có những quyết định vượt thẩm quyền và trên thực tế là “không đúng luật”, gây nhiều phiền hà. Trong hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính còn nặng nề. Thủ tục thuê đất, giao đất theo hướng “một cửa, một đầu mối”, đến nay vẫn chỉ là ý tưởng. Nhiều nhà đầu tư phải chờ đợi, chạy vòng vèo với nhiều thủ tục phức tạp, thời gian hoàn tất thủ tục kéo dài hơn nhiều so với quy định của Nhà nước.
Về tác dụng của Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư
Đây là vấn đề trọng tâm được các đại biểu quan tâm trao đổi nhiều nhất. Nhiều đại biểu cho rằng không nên bãi bỏ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, vì đây là căn cứ để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa đối với các ban, ngành hữu quan có liên quan ở địa phương. Việc giữ Giấy CNƯĐĐT còn là một thông điệp quan trọng thể hiện tính nhất quán về chính sách phát triển các thành phần kinh tế của Nhà nước ta.
Theo ý kiến của Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên, phần lớn doanh nghiệp muốn Nhà nướcduy trì Giấy nàylà những doanh nghiệp nhỏ, trình độ thấp. Còn phía cơ quan quản lý thì cho rằng với hệ thống các văn bản pháp quy quá nhiều như hiện nay, nhiều doanh nghiệp không thể nắm bắt được các chính sách mới. Hơn nữa trong khi việc thực thi pháp luật còn thiếu đồng bộ, nhất quán, thì có “Bảo bối này” sẽ yên tâm hơn. Tại nhiều địa phương, các cơ quan quản lý vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải có Giấy CNƯĐ ĐT mới làm thủ tục ưu đãi. Vì những lý do trên, vẫn phải duy trì Giấy CNƯĐĐT.
Luồng ý kiến cho rằng nên bãi bỏ, không duy trì, với lý do là Giấy CNƯĐ ĐT mang tính hình thức, ít hiệu lực thực hiện và tạo nên thủ tục không cần thiết. Hình thức quyết định cấp Giấy CNƯĐĐT theo mẫu còn quá dài, thủ tục còn bất hợp lý. Hơn nữa, mức độ hưởng ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp là rất nhỏ so với “chi phí” bỏ ra để có được Giấy CNƯĐĐT.
Về phân cấp đầu mối quản lý
Một số ý kiến cho rằng, dù Nhà nước duy trì hay bãi bỏ Giấy CNƯĐĐT, thì vẫn cần phải có một cơ chế thông thoáng, minh bạch để nhà đầu tư an tâm bỏ vốn kinh doanh. Nếu Nhà nước tiếp tục duy trì Giấy CNƯĐĐT, thì nên giao cho một cơ quan thực hiện, tức là vừa thụ lý hồ sơ, vừa thực hiện cấp Giấy CNƯĐĐT, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các ưu đãi đầu tư cấp cho doanh nghiệp.
Với nền hành chính hiện tại ở Việt Nam, một đại diện của doanh nghiệp cho rằng, việc bỏ Giấy CNƯĐ ĐT sẽ là điều bất lợi hơn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu vẫn duy trì thì không thể không cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhân, đặc biệt sau này khi Việt Nam có Luật đầu tư chung, theo đó Giấy CNƯĐĐT không chỉ cấp cho nhà đầu tư trong nước mà cho cả nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...