30/08/2005 - 2965 lượt xem
Hội thảo đã nghe 7 báo cáo tham luận của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủy sản, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Chi cục Kiểm lâm. Các báo cáo tham luận đã tập trung vào phân tích cả mặt tích cực và tiêu cực của chính sách nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đại biểu tham dự hội thảo cũng đồng tình về phân tích đánh giá tác động tích cực, đóng góp quan trọng của các chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng khích lệ đó, sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở Quảng Nam đang tiềm ẩn những vấn đề thiếu bền vững cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đòi hỏi phải xem xét từ quan điểm phát triển tới mục tiêu cụ thể như: Vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, mặt nước vào phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; vấn đề quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản gắn với quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nguồn nước gắn với bảo vệ môi trường; vấn đề gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến đảm bảo tính ổn định của sản xuất và đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích; vấn đề vềphát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng; vấn đề đời sống và việc làm của người lao động nông nghiệp trước yêu cầu phát triển của tình hình mới nhằm ổn định xã hội; vấn đề về ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và việc khai thác hủy diệt tài nguyên có khả năng tái tạo v.v. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nguồn tài nguyên để đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng thâm canh, bền vững mang lại giá trị kinh tế và hiệu quả cao, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhưng đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có thời gian và đầu tư toàn diện nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề xuất các chính sách phù hợp có tính khả thi để áp dụng vào sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)