21/09/2005 - 2891 lượt xem
Về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
Theo các đại biểu, đối tượng được hưởng ưu đãi hiện vẫn còn có những vấn đề cần phải tiếp tục phải bàn, đó làlàng nghề, đây là đối tượng còn chưa rõ về khái niệm. Có ý kiến cho rằng, nên bỏ ưu đãi làng nghề thay vào đó là ưu đãi các điểm công nghiệp, cụm công nghiệp. Bổ sung ưu đãi ngành cơ khí, vì ngành này đòi hỏi phải có công nghệ cao nhưng lợi nhuận thu được lại rất thấp. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng Dự thảo nghị định phải quan tâm tới các dự án đầu tư mới và phải có chế tài để xử lý sau khi các dự án đi vào hoạt động.
-Về điều kiện được hưởng ưu đãi:
Có ý kiến cho rằng, cần phải chi tiết các danh mụcđược hưởng ưu đãi và xác định các tiêu chí để phù hợp với các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng cần phải có những nguyên tắccho việc ưu đãi, vì khi Nghị định ra đời sẽ tạo ra việc ưu đãi nằm trong ưu đãi. Chẳng hạn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thuộc đối tượng ưu đãi rồi, trong khi đó ngành, nghề ưu đãi lại hoạt động trong các khu này.
-Về biện pháp ưu đãi đầu tư
+ Đối với ưu đãi miễn thuế nhập khẩu: các đại biểu cho rằng, nếu để các doanh nghiệp tự kê khai thủ tục miễn thuế nhập khẩu, thì khi thực hiện sẽ vướng, nhất là ở khâu làm thủ tục Hải quan. Việc xác định thế nào là hàng hóa chưa sản xuất được trong nước để cho miễn thuế nhập khẩu cũng sẽ không dễ dàng. Ngoài ra, nếu không quy định rõ, không có chế tài trách nhiệm cụ thể, thì việc nhà đầu tư tự kê khai ưu đãi đầu tư có thể sẽ “rơi” vào vòng xoáy xin-cho, “nhiều cửa”.
+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Các đại biểu cho rằng, thuế thu nhập doanh nghiệp chưa quy định cụ thể cho trường hợp chia sản phẩm. Đề nghị nghị định cần có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này.
-Về miễn, giảm tiền sử dụng đất:
Các đại biểu cho rằng, Nghị định nên đưa thêm quy định đối với hộ kinh doanh, vì hiện nay chưa có hướng dẫn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với hộ mà chỉ quy định cho doanh nghiệp tư nhân.
Về vấn đề lao động:
Các đại biểu cho rằng, không nên bỏ ưu đãi sử dụng nhiều lao động, vì đây là chính sách xã hội và để khuyến khích người sử dụng lao động tạo thêm việc làm.
Nhìn chung, Hột thảo đã đóng góp được nhiều ý kiến hữu ích cho Dự thảo Nghị định. Dự kiến, sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, Dự thảo nghị định hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư sẽ trình gửi Quốc hội trong tháng 10 năm 2005.
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...