25/05/2006 - 2810 lượt xem
Tới nay Luật Doanh nghiệp 1999 thực hiện được sáu năm và sắp nhường chỗ cho Luật Doanh nghiệp 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006) nhưng thực tế việc giải quyết thủ tục cho nhân dân của các phòng đăng ký kinh doanh vẫn nổi cộm như hôm nào.
Theo khảo sát sau sáu năm thực hiện, nếu hồ sơ đầy đủ, người đăng ký vẫn phải đi lại phòng đăng ký kinh doanh ít nhất năm lần trong khoảng thời gian làm việc là 15 ngày.
Với quy trình trên, 43% doanh nghiệp cho rằng đi lại nhiều lần đến cơ quan đăng ký kinh doanh là một trong những cản trở, khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh. Và chính vì thế, cơ quan dăng ký kinh doanh được xếp vị trí thứ chín trong 10 cơ quan tham nhũng nhiều nhất, theo một nghiên cứu mới công bố.
Thạc sĩ Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Chính sách Kinh tế Vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản ký Kinh tế Trung ương, nhận định bản thân các phòng đăng ký kinh doanh cũng mới chỉ hoàn thành tốt một trong bốn nhiệm vụ cơ bản được giao. Đó là giải quyết đăng ký kinh doanh như tiếp nhận và cấp, thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.
Ông Cung cho rằng nguyên nhân chậm trễ xuất phát từ hạn chế về tổ chức và nhân sự.
Theo đánh giá, so với nhiệm vụ được giao, công việc của các phòng đăng ký kinh doanh là quá tải trong tình trạng hạn chế về nhân lực và thiếu, lạc hậu về phương tiện làm việc ngay cả ở những thành phố lớn.
Ở Hà Nôi, biên chế chỉ tăng năm người (năm 1999 có 11 người), trong khi số doanh nghiệp tăng gần chín lần (năm 1999 có 4.500 doanh nghiệp nay có 38.000 doanh nghiệp ) và nhiệm vụ cũng tăng lên.
Hiện mỗi ngày phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội phải xử lý khoảng 100 hồ sơ đăng ký kinh doanh và thay đổi đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, theo Tổ Công tác Thi hành Luật, các phòng đăng ký kinh doanh vẫn thực hiện công việc của mình theo lối thủ công, nghĩa là người đăng ký vẫn phải trực tiếp đến cơ quan này với bộ hồ sơ bằng giấy.
“Điều này không chỉ làm cho quá trình đăng ký kinh doanh thường bị kéo dài mà còn gây tốn kém cho người đi làm thủ tục”.
Tại Việt
Đấu thầu cơ quan
Theo đánh giá của một số đại biểu tham dự Hội thảo, Luật Doanh nghiệp với cơ chế một cửa bị ám ảnh bởi các tiêu cực với người đi đăng ký.
Một ý kiến cho rằng thực hiện cơ chế một cửa làm hình thành thêm một cửa nữa trong quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh. Chưa có cách hiểu đúng dẫn tới đang thực hiện máy móc.
Để việc đăng ký kinh doanh dễ dàng hơn, cũng như để Luật Doanh nghiệp 2005 thuận lợi cho người kinh doanh, một số ý kiến cho rằng tiếp tục cải thiện các phòng đăng ký kinh doanh hiện nay là cấp thiết.
Thêm vào đó, trong quá trình hội nhập, đưa công nghệ thông tin vào trợ giúp đăng ký kinh doanh là việc không còn sớm.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)