24/12/2006 - 2453 lượt xem
Tại hội thảo, sau lời phát biểu khai mạc của TS. Đinh Văn Ân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM), đồng thời là Tổ phó thường trực Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (Tổ công tác), ThS. Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô - CIEM, Thư ký Tổ công tác và là chủ nhiệm nhóm nghiên cứu rà soát GPKD, đã trình bày bản Báo cáo sơ bộ kết quả rà soát GPKD, nhận xét và kiến nghị. Nhóm đã phân tích và rà soát 292 GPKD trong tổng số khoảng 320 GPKD quy định trong các văn bản pháp quy hiện hành. Nhóm đã đưa ra phương pháp luận với một bộ gồm 10 tiêu chí nội dung mà một GPKD đầy đủ cần phải có. Theo phát hiện của nhóm, các quy định về giấy phép hiện hành hầu hết đều thiếu mục đích, không thực sự cần thiết, không đầy đủ, không cụ thể, không minh bạch, trùng lặp và phân tán với nhiều tầng nấc giấy phép phức tạp, ngăn cản và tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hai đại diện của nhóm nghiên cứu, ông Nguyễn Hưng Quang – GĐ Cty Luật Quang và đồng nghiệp đã trình bày kết quả rà soát GPKD ngành giao thông, hải quan và nông nghiệp PTNN; ông Đỗ Tiến Thịnh - Chuyên viên Cục DNVVN- Bộ KHĐT, trình bày kết quả rà soát ngành thương mại và viễn thông. Trong bài trình bày của mình, ông Quang đưa ra một phát hiện thực tiễn rất đáng quan tâm là yêu cầu bản dịch đối với tài liệu kỹ thuật trong bộ hồ sơ từ tiếng Anh sang tiếng Việt có thể tiêu tốn của DN nhiều thời gian và lên tới hơn 10,000 USD.
Hội thảo còn được nghe nhiều bài trình bày và ý kiến đóng góp thiết thực của các chuyên gia, doanh nghiệp và cán bộ chức năng địa phương. Luật gia Cao Bá Khóat- GĐ Cty K & Associates, đã trình bày về “những giấy phép không tên”, đó là các yêu cầu mang tính xin – cho trá hình trong các bản quy hoạch, chiến lược,... doanh nghiệp bắt buộc phải “đi qua” mà không có một trình tự, tiêu chí quyết định minh bạch nào. Nhìn chung, các ý kiến phát biểu đều tán thành sự cần thiết phải có một cơ chế giám sát GPKD và một văn bản pháp quy có đủ thẩm quyền để làm khung khổ quy định thống nhất về GPKD, giúp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, giảm chi phí kinh doanh.
Đây là một hoạt động trong khuôn khổ làm việc của Tổ công tác. Sắp tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục rà soát sâu rộng hơn đối với hệ thống GPKD, và đưa ra bản báo cáo chính thức đầu tiên tại một hội nghị trong quý I/ 2007.
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)