05/04/2007 - 2768 lượt xem
Đây là dịp để các nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu kinh tế của Việt Nam tiếp xúc và tham vấn với ông Scott Jacobs – Chủ tịch kiêm Giám đốc hãng tư vấn Jacobs and Associates.
Tại hội thảo, ông Jacobs đã trình bày bài tham luận về “Kinh nghiệm toàn cầu về cải cách thể chế và quản trị kinh tế trong nền kinh tế WTO”, tại đây ông đã phân tích thực trạng cải cách thể chế (regulatory reform) tại các quốc gia trong khu vực và thế giới, và giới thiệu mô hình “máy xén” (guillotine) các quy định giấy phép đầy thuyết phục. Sau khi đưa ra những bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ trực tiếp giữa nâng cao năng suất và cải cách thể chế, ông cho rằng các nền kinh tế mở hiện nay cần một hệ thống thể chế chi phí thấp, rủi ro ít đồng thời vẫn có thể bảo đảm các lợi ích môi trường, an toàn sức khỏe của mình. Ông đưa ra khái niệm sinh động về một “bể bơi” thể chế lành mạnh cho các doanh nghiệp với yêu cầu phải sàng lọc các quy định hiện hành (như làm sạch nước trong bể), có cơ chế phản biện và tham vấn tốt để đảm bảo các quy định mới có chất lượng cao (như lọc sạch nước chảy vào bể), xây dựng các thể chế tốt (bảo trì cơ sở hạ tầng), và kiểm soát chất lượng các văn bản pháp quy bằng cách bảo đảm có người chịu trách nhiệm trong các nhiệm vụ này một cách rõ ràng, cụ thể và minh bạch.
Trong ngày thứ hai của hội thảo, ông Jacobs đã trình bày phương pháp áp dụng RIA (phân tích tác động chính sách) trong quá trình hoạch định ban hành các văn bản pháp quy. Cả hai bài tham luận trên đã được đại biểu tham dự hội thảo quan tâm và phản biện sôi nổi, đáng chú ý có sự đóng góp của các chuyên gia của Việt Nam như ông Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan, ông Đặng Đức Đạm, ông Phạm Hữu Hùynh, ông Nguyễn Quang A, đại diện giới doanh nghiệp, Sở KHĐT tỉnh Nam Định, quan chức Văn phòng chính phủ, Văn phòng Quốc hội và một số Bộ, ngành.
Về phía Việt Nam, TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, trình bày về kinh nghiệm của Úc về cải cách thể chế qua chuyến khảo sát gần đây của Viện; và ông Nguyễn Đình Cung, trưởng Ban Kinh tế vĩ mô - Viện NC QLKTTW - trình bày về kế hoạch thực hiện của Tiểu đề án 2 (Đơn giản hóa điều kiện kinh doanh) trong Đề án "Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010" (gọi tắt là Đề án 30) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại hội thảo, các đại biểu đặt nhiều niềm tin vào quyết tâm chính trị về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, tuy nhiên, các đại biểu đều nhất trí rằng để thực hiện thành công đề án này, ngoài việc tiếp thu học hỏi kinh nghiệm quốc tế và áp dụng dụng những thực tiễn tốt hiện đại, Chính phủ cần giải quyết vấn đề chủ chốt xác định rõ ràng và hợp lý cơ quan thực hiện và cơ quan thẩm định độc lập trong đề án cải cách này
Ngày 1/4/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Trưởng Ban Chính sách, chiến lược ...
Chiều ngày 19/03/2025, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã có buổi làm việc với TS. Trương Minh ...
Sáng ngày 7/3/2025, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược đã tổ chức gặp mặt để chúc mừng nữ viên chức, người lao động ...
Sáng ngày 03/03/2025, tại trụ sở Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã diễn ra Hội nghị triển khai Quyết định của ...
Sáng ngày 28/02/2025, Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Lãnh ...
Ngày 19 tháng 02 năm 2025 tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ...
Sáng ngày 17/01/2025, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức buổi gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, viên chức của Viện nhân dịp đón ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do chính phủ Đức tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ ...
Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp ...
Liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện qua các kỳ đại hội (VIII, X, XI, XII và XIII), với định hướng được xác định rõ ...