05/10/2007 - 2160 lượt xem
Tiến sỹ Lê Việt Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có bài tham luận “Lộ trình cải cách và đẩy mạnh công nghiệp hóa- Những thành tựu và khó khăn nhìn từ năm 2007”. Tác giả đã phân tích những khó khăn, thuận lợi, thách thức và cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội và cải cách hành chính ở nước ta trong những năm tới, các yếu tố chính tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2007 như đầu tư, lao động, xuất khẩu và tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát, các thành quả đạt được trong lĩnh vực xã hội và môi trường và cải cách hành chính công.
Tiếp nối với bài tham luận của tiến sỹ Lê Việt Đức “Lộ trình cải cách và đẩy mạnh công nghiệp hóa- Những thành tựu và khó khăn nhìn từ năm 2007”, tiến sỹ Võ Trí Thành đã trình bày về những giải pháp chính sách để đảm bảo phát triển bền vững. Các chính sách được đề cập đến bao gồm các chính sách/ biện pháp trước mắt về giá, tài khóa và tiền tệ nhằm bình ổn các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và một loạt các biện pháp/chính sách dài hơi hơn cần được xem xét thực hiện, tập trung vào 7 gói giải pháp chính bao gồm: (1) Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, (2) Cải cách hành chính, (3) Phòng, chống tham nhũng, (4) Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, (5) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, (6) Cải cách chính sách tiền lương, và (7) Cải cách thể chế kinh tế thị trường..
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã phân tích môi trường kinh doanh ở Việt Nam, từ các điều kiện để gia nhập thị trường đến điều kiện để rút khỏi thị trường, bộ máy quản lý hành chính và các cơ quan bảo vệ pháp luật và kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Tác giả đã những khó khăn, thuận lợi và đánh giá của quốc tế về các yếu tố này để đưa ra dự đoán về triển vọng môi trường kinh doanh sắp tới ở Việt Nam.
Dịch vụ công là một lĩnh vực rất cần có sự đổi mới về quản lý nhà nước. Tiến sỹ Đặng Đức Đạm đã có bài tham luận về ”Đổi mới quản lý nhà nước về dịch vụ công”. Tác giả đã phân tích về tình hình đổi mới quản lý nhà nước về dịch vụ công, tập trung vào hai ngành dịch vụ quan trọng là y tế và giáo dục và đưa ra một số kiến nghị nhằm đổi mới quản lý nhà nước về dịch vụ công
Trình bày tại
Thực hiện Kế hoạch hoạt động thông tin khoa học năm 2024, nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là đối với đoàn ...
Sáng ngày 01/11/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp ...
Chuyển đổi kép số và xanh vừa là xu thế, vừa là động lực tạo đột phá chuyển đổi mạnh ...
Ngày 16/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Diễn đàn ...
Sáng ngày10/10/2024, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng viên chức năm 2024. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện ...
Ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Thành phố Hải Phòng, trong khuôn khổ Dự án toàn cầu “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm bảo vệ khí hậu và ...
Ngày 26/7/2024, trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Đại sứ quán ...
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao cho Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của ...
Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Lãnh đạo, Công đoàn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã ...
(08/11/2024)
(01/11/2024)
(20/10/2024)
(17/10/2024)
(14/10/2024)
(12/09/2024)
(29/07/2024)
(23/07/2024)
(19/07/2024)